TRẦN DOÃN NHO - Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’

25 Tháng Hai 20203:24 CH(Xem: 6193)
TRẦN DOÃN NHO - Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’


“Thương Nhớ Hoàng Lan” do nhà xuất bản Văn Mới (California, Hoa Kỳ) xuất bản năm 2003, là tuyển tập gồm 18 truyện ngắn của một nhà văn nữ xứ Huế, Trần Thùy Mai.

TranThuyMai
Nhà văn Trần Thùy Mai. (Hình: Tuổi Trẻ Thủ Đô)



Tôi ghi nhận một vài nét tổng quát như sau:

-Chất Huế, tính Huế, vị Huế và hồn Huế bao trùm trong hầu hết các truyện, từ địa danh, nhân vật cho đến tâm tình và cung cách ứng xử.

Khung cảnh trong truyện gần gũi, quen thuộc có thể bắt gặp đâu đó trong đời sống Huế hằng ngày, đến nỗi nếu là người Huế, ai cũng mường tượng chúng xảy ra ở đâu, vận vào loại người nào.


-Tất cả đều là truyện tình, truyện nào cũng đậm đà, có đầu có đuôi, phong phú về sự kiện, dồi dào về chi tiết, nhiều chi tiết khá lạ và gây ấn tượng.

-Về văn phong, Trần Thùy Mai không theo xu hướng thời thượng cách tân khá phổ biến sau này ở nhiều cây bút trong cũng như ngoài nước.

Hơi văn chị nhẹ nhàng, sâu lắng, quy cách. Về nội dung, Trần Thùy Mai tập trung viết về những chuyện đời thường, nên bật những xung động, những rối rắm trong các quan hệ tình cảm giữa cá nhân-cá nhân, giữa cá nhân và gia đình/xã hội. Trần Thùy Mai hầu như không quan tâm đến những vấn nạn xã hội, chính trị thời đại. Bởi thế, dù hầu hết khung cảnh và sự kiện diễn ra sau 1975, truyện dựng nên một Huế y như Huế vẫn… cứ như thế độ nào, không tìm thấy bất cứ dấu vết gì của một cuộc đổi đời ghê gớm sau biến cố Tháng Tư, 1975.

“Thương Nhớ Hoàng Lan,” truyện ngắn được dùng làm tựa đề cho cả tập truyện, đề cập đến tình yêu giữa tăng và tục. Như ta biết, Huế là nơi có rất nhiều chùa. Trong chùa, ngoài những vị sư đã tu hành lâu năm, một trong những hình ảnh quen thuộc mà ta có thể gặp khá thường xuyên là các chú tiểu. Do ở trong chùa từ nhỏ, được giáo dục theo tinh thần Phật Giáo, nên không như các đứa trẻ khác ở ngoài đời, các chú tiểu khi lớn lên thường có những nét rất riêng: kỷ luật, hiền hòa, đạo hạnh, chăm chỉ và đẹp. Chính những nét riêng này là điểm hấp dẫn, cuốn hút đối với những cô gái dậy thì, những cô nữ sinh mơ mộng và từ đó, đưa đến những mối tình éo le, ngang trái.

Nhân vật chính trong truyện là một chú tiểu, xưng “tôi.” Cha của chú trước đây vốn cũng là một chú tiểu. “Khi còn là một chú tiểu đầu để chỏm,” ông rất thông minh, tu học giỏi giang. Nếu cứ ở chùa tiếp tục tu học thì có lẽ ông sẽ trở thành một vị sư như những vị sư bình thường khác. Nhưng ông được cử làm giáo sư dạy tại trường trung học Bồ Đề, là trường được Giáo Hội Phật Giáo mở ra để dạy học trò như những trường tư thục khác, và điều này khiến mọi sự chuyển sang một hướng khác.

“Lúc người sắp được phong Đại Đức thì gặp cô bé nữ sinh tinh nghịch, có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê và cái tính thích gì thì làm cho bằng được. Ban đầu, cô bé chỉ định quấy phá chơi để thử bản lĩnh của thầy. Nhưng rồi tình yêu là lửa, chính người muốn đốt lại cháy.” Rốt cuộc, không cưỡng lại được tình yêu của cô gái, ông đành cởi áo nhà tu, lấy cô học trò. Thay vì sống như một người bình thường, ông lại hoàn tục theo cách của ông. “Đã không bỏ đời theo đạo được, thì ông đem đạo về giữa đời. Sau khi đã có con, ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều.”

Nhưng cuộc sống gia đình, dù khá sung túc nhờ nghề làm hương trầm, không yên ổn như lòng mong muốn vì những lời đàm tiếu của thiên hạ. Mối tình tăng-tục đưa đến một kết thúc buồn. Cơ sở làm ăn của ông càng phát triển, “mẹ tôi càng béo đẹp ra thì lời đàm tiếu của thiên hạ càng rần rần. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao, mẹ bỗng đột ngột bỏ đi mất tăm…” Đời cha đã như thế, còn đời con (đứa con trai) thì ra sao?


Nhân vật chính kể tiếp: “Năm tôi mười tuổi, có vị Đại Đức trên núi về thuyết pháp ở chùa Diệu Đế. Tôi đi theo cô tôi đến nghe. Khi trở về tôi xin xuất gia.” Người con lại trở thành chú tiểu. Rút kinh nghiệm từ chú tiểu-người cha, chú tiểu-người con này vào tu ở một ngôi chùa thật xa trong núi. Nhưng khổ nỗi, “Tu trên non bây giờ thật ra cũng không phải dễ. Thầy tôi tránh đời vào núi sâu nhưng rồi vườn lan Mây Biếc nổi tiếng quá nên người trần lại kéo lên thưởng ngoạn. Thứ Bảy Chủ Nhật, học trò đạp xe lác đác trắng trên con đường mòn tới thảo am.”


Thế rồi, như một duyên nghiệp tiền định, chú tiểu con lại rơi đúng vào chính con đường đã làm tan vỡ giấc mộng tu hành của cha mình. “Mấy cô nữ sinh nhỏ tuổi mê hoa ngẩn ngơ ngắm bông súng tím trong hồ, chạy vào tới tận hiên, chỗ thầy ngồi viết sách. Thầy không quở, cũng không ngẩng lên nhìn. Một cô bé chạy đến gần tôi, nhìn những làn sương li ti mà tôi đang xịt lên những chồi đang đơm nụ.” Cô bé có tên là Lan.

Sau đó, cứ vài ngày, Lan lại lên chùa thăm vườn hoa mà cũng là để thăm chú tiểu. Tâm chú tiểu dần dà thay đổi. “Tôi lớn lên, lòng bâng khuâng như thiếu vắng một thứ gì, cứ mơ hồ nhớ nhớ, thương thương…” Lần đó, xuống phố, theo bạn cùng lớp vào quán cà phê, chú tiểu gặp Lan ở ngồi ở đó. “Ngồi ở một bàn xa mà tôi như thấy cả bầu trời hoàng hôn tím, tím ngát ngoài kia đang in trong đôi mắt Lan. Mãi đến khi chúng tôi ra về, Lan mới ngoái nhìn, ánh mắt thơ ngây mà não nùng. Bỗng dưng đỏ mặt, rồi tôi thấy hoảng sợ vì mình đã đỏ mặt…”

Rốt cuộc, chuyện muốn tránh không thể tránh được. Một ngày nọ, sợ cô học trò bị một thanh niên không ra gì lừa đảo tình yêu, chú tiểu vội vã chạy đi tìm.

“Nước mắt Lan chảy thấm qua chiếc áo lam của tôi, thấm vào đến da thịt. Dừng xe, tôi ngồi xuống vệ cỏ ven đường. Lan ngồi bên tôi. ‘Đêm nào nằm mơ cũng thấy anh dắt em đi thăm vườn phong lan. Mình về trồng lan trong sân nhà em đi, có thích hơn không?’ Tôi không trả lời, ngắt những cọng cỏ, vò nát trong đôi tay run run. Trên kia, trăng sáng quá, tròn và rực rỡ như chiếc mâm vàng giữa trời. Bỗng nhiên lòng tôi miên man nhớ những câu chuyện cha tôi vẫn kể ngày xưa… (…) Lan ngước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi nhận ra trong hai cái giếng êm như nhung của mắt cô bé những tia sáng ương ngạnh lạ lùng. ‘Em hiểu rồi. Anh xem tu hành là chuyện sinh tử của anh. Vậy nếu em lại xem anh là chuyện sinh tử của em thì sao?’ (…) Lan cười… Bàn tay nhỏ nắm lấy tay tôi, ngón thon vuôn vuốt như cánh hoa ngậm sữa. Vẻ đẹp này có phải phù du? Vẻ đẹp này là sắc hay không? Chỉ thấy ngợp vì trăng. Trăng sáng quá. ‘Thôi, về đi em.’ Tôi đạp xe, trước mặt tôi chập chờn lấp loá những con đường. Những mê lộ giữa đạo và đời, giữa ma và Phật…”

Rõ ràng là chú đã vướng vào nghiệp chướng của người cha.

Nhưng may mắn thay, khác với người mẹ của chú độ nào, cô nữ sinh này có một cái tâm khác. Tâm khác, đời cũng khác. Cô viết cho người mình yêu một lá thư: “Bốn trăm ngày chờ anh ở quán Tím, cuối cùng em cũng hiểu ra là mình thua cuộc. Đã đi mà chẳng tới, lẽ ra thì phải chết. Nhưng em chết thì anh làm sao yên lòng đi trọn con đường tu. Vì vậy, em đã quyết định lấy chồng xa xứ. Trong cái túi này là cây hoàng lan con, em nguyện tìm cho anh bằng được rồi mới ra đi. Em vẫn nhớ lời anh nói, một đời anh chỉ thích hoàng lan… Người ta cứ bảo em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú tiểu trọc đầu. Nhưng đi Tây đi Mỹ không phải là chí nguyện của em. Lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ với em còn khổ hơn là chết. Xin anh hãy tụng cho em một lần kinh cầu siêu thoát, một lần thôi…”

Để kỷ niệm cho mối tình và cũng để đền đáp tấm lòng của cô nữ sinh, chú tiểu trồng một cây hoàng lan trong chùa. “Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian. Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ…”

Hai chuyện tình, hoàn toàn giống nhau, nhưng Trần Thùy Mai đã khéo léo đưa đến hai kết thúc khác nhau. Đời thì đời, nhưng phảng phất chút gì khá đạo vị!

***

Trần Thùy Mai sinh tại Hội An, Quảng Nam, như quê quán ở làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nay thuộc thành phố Huế. Chị viết rất nhiều. Một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật: “Gió Thiên Đường,” “Thập Tự Hoa,” “Quỷ Trong Trăng,” “Thương Nhớ Hoàng Lan,” “Mưa Đời Sau,” “Người Bán Linh Hồn,” “Thị Trấn Hoa Quỳ Vàng.” Một trong những truyện của Trần Thùy Mai, “Trăng Nơi Đáy Giếng,” đã được đóng thành phim. 

Trần Doãn Nho/Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 191)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 227)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 227)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 344)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 316)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 437)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 411)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 416)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 474)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 794)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8994)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10089)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9361)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23013)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,