BÙI THỊ DIỆU - Bạch Diệp “khuấy thinh lặng trong tách trà màu bạc”

08 Tháng Tám 20233:55 CH(Xem: 1028)
BÙI THỊ DIỆU - Bạch Diệp “khuấy thinh lặng trong tách trà màu bạc”
Sau cuối, thơ vẫn là sự trở về với tiếng nói bên trong, với những nỗi niềm riêng, thật riêng mà ta đã cất giữ cho mình. Cùng với thời gian, ta biết cách làm thế nào để nói và lắng nghe trong thinh lặng, để sự yên tĩnh làm đầy tâm hồn. Thơ Bạch Diệp dẫn ta chạm đến biên giới của cái vô ngôn, như cách chị khuấy thinh lặng trong tách trà màu bạc. Hãy thật khẽ khàng và riêng tư khi bước vào thế giới thi ca Bạch Diệp. Chỉ cần tâm động, sẽ khó mà nắm bắt được những cảm xúc tinh tế, mong manh như những sợi tơ sương ấy.

blank

Đọc thơ Bạch Diệp, ta gặp một người phụ nữ duyên dáng và quý phái, hướng nội và kín đáo, rất kiệm lời. Tôi cứ hình dung, chị khát khao được sẻ chia, được thấu hiểu, mà lại không thể nào thổ lộ. Hoặc, chị không có thói quen tâm tình. Em nói thầm/ người nghe không (Mưa Hà Nội). Em nói thầm/ nhưng thể nào anh cũng biết (Thầm thì). Làm sao người có thể nghe/ biết, nếu không phải là tương tri. Mà đã là tương tri, sao lời bày tỏ của Bạch Diệp lại da diết, lại xót xa đến thế. Có cái gì đó rất mâu thuẫn, rất giằng xé, mà cuối cùng Bạch Diệp lựa chọn đành lòng vậy, cầm lòng vậy… Bạch Diệp tìm đến thơ như một sự trải lòng những-im-lặng ấy, đậm đặc đến thành bầu khí quyển: lời anh thì thầm, bụi cây thì thầm, tiếng gió thì thầm, những bạt ngàn thì thầm, những lời thì thầm đã hết…em nghe trong thinh lặng, vầng trán lặng thinh, nín câm, giọng nói của anh tan cùng đất nâu, sự yên tĩnh, im lặng, ngày anh im lặng, sự nín lặng, tiếng hát không thành lời, mạch ngầm im lặng… Và đôi khi đến thành tuyệt vọng: chẳng ai nghe thấy đâu (Đừng nói gì cả); tôi bện những vòng dây cuối cùng/ cột mình cùng cô đơn và im lặng (La pines). Sự im lặng thần thánh trở thành bờ bến nương tựa cứu rỗi. Lời thì thầmsự im lặng ấy chính là giọng điệu, là ẩn ức làm nên tiếng thơ Bạch Diệp.

Lời thì thầm, đó là tiếng đêm - khu vườn của những bí mật mênh mông, bí mật của vũ trụ và bí mật của muôn loài. Đêm lắng lại mọi ồn ào, nới rộng và giãn nở mọi đường biên cảm xúc. Chỉ còn lại ta thôi. Mở mắt tràn bóng tối. Bóng tối vũ trụ và bóng tối cõi lòng. Đêm của Bạch Diệp là đêm ngọt ngào hay đang cạn dần trong hồi tưởng với những dấu vết của anh. Đêm của niềm mê muội, nơi nàng nhận biết khuôn mặt anh bằng tay, bằng môi, bằng hơi thở. Đêm của hỗn loạn nỗi nhớ, nỗi đau. Thinh lặng chỉ là vờ bình yên thế thôi. Đêm che một ánh nhìn. Hoặc là những đêm đặc và vắng, rộng và xa, mềm mại hay sắc ngọt như tiếng ai cười đâm thẳng vào tim em. Đêm sũng nước mắt. Đêm mặn chát. Có khi đêm trống rỗng, đêm huyền hoặc lấp lánh, nàng khâu những sợi mưa vào bóng tối như những lời kinh bền bỉ hằng đêm.

Lời thì thầm, đó còn là tiếng yêu, là lời dịu dàng riêng tư của những người tình. Chỉ cần rất khẽ thôi, hoặc chẳng cần nói gì. Những người tình hiểu nhau đến từng hơi thở, từng run rẩy, từng rung cảm, như cách lũ lá chạm vào nhau. Thơ Bạch Diệp dành rất nhiều không gian cho người ấy. Những lời yêu của mộng ước không thành. Nàng để lại mình đâu đó, nơi có phố và anh. Nàng nhớ mùi hương ấm trà chưa kịp chêm nước, hơi ấm tay anh, khuôn mặt anh trong bàn tay em, lời anh thì thầm… Nàng không làm sao quên được bởi ngần ấy năm/ trong ngực một mùi hương điểm chỉ, từng đêm lại đêm/ nàng vẽ khuôn mặt người/ bằng mười đầu ngón tay của một kẻ mù (Chiếc giày của Cinderella)… Và tưởng không gì có thể đầy đủ hơn khi nói về nỗi ám ảnh mang tên anh: em độc vũ trong vòng quay không điểm dừng/ người khắc vào mỗi ngày sáng đêm đen in vào da thịt ngấm vào mạch máu ám dấu mùi vị âm thanh/ chảy loang một màu xám bạc (Độc thoại)… Nàng nuôi tình yêu bằng nỗi nhớ, “ăn mình” hằng đêm để được sống lại với tình. Không bắt được nỗi nhớ, chỉ có xót buồn mênh mông. Nàng gom từng chút một thời gian được kề cận bên anh: em yêu anh thêm được một ngày; yêu anh thêm ngày nữa; bàn tay em níu anh không lời (Hà Nội)… Nàng cố thêm chút nữa, sắp hết thì giờ rồi, nàng nói. Em biết chắc mùa đang xa dần (Thầm thì). Người đi thật rồi (Mỗi lần mặt trời lặn xuống). Dường như Bạch Diệp có một căn phòng đặc biệt, chỉ cần mở cửa ra là nàng hoàn toàn thuộc về thế giới của anh. Ở đó nàng mơ: …rồi ta tan biến như một mùi hương/ len vào đáy sâu tim người ngủ yên ở đó/ nhắm mắt trong khu vườn những giấc mơ/ ngủ yên ở đó (Độc thoại)… Vừa rụt rè vừa mãnh liệt, vừa mềm mại lụa là vừa khát khao cháy bỏng, tình yêu trong thơ Bạch Diệp là tình đau đớn và lộng lẫy trong cùng một khoảnh khắc rụng xuống của cánh anh đào, của tiếng chim hót trong bụi mận gai. Thứ tình không nguôi ngoai ấy cũng là thứ tình níu kéo khiến nàng mắc kẹt. Bởi thế, lời thì thầm cứ day dứt mãi: bài thơ em viết/ làm sao anh nhận ra (Mùa đông).

Có thể hình dung tiếng thì thầm trong thơ Bạch Diệp là tiếng mở cánh của một loài hoa trong đêm, là làn hương thấm vào hồn người trước khi tan vào nắng sớm. Giấc mơ kịp trước khi tỉnh thức. Giọng thơ Bạch Diệp dịu nhẹ, được viết nên bởi một điệu hồn tinh tế, mỏng manh và bền bỉ trong cõi sương mơ giăng phủ. Nỗi nhớ phóng chiếu vào giấc mơ, hiện thực hóa bằng giấc mơ. Mơ như là để giải tỏa những khát khao, ước mong, ẩn ức. “Một con người khác ở trong” là cách Freud nói về những bí mật của thế giới bên trong con người với thầm kín những suy tưởng mộng mơ. Bạch Diệp tìm kiếm gì? Phố, nơi có anh. Và đồng chiều, ngọn đồi, nơi quê nhà có cha và mẹ, nơi tuổi thơ trong trẻo, thánh thiện đến thành tín ngưỡng chị mang theo suốt cuộc đời này. Đêm nào em cũng mơ. Và chị hỏi anh mơ thấy em không. Chị nhớ cha. Mong được ôm cha. Phóng thích giấc mơ về phía ngọn đồi. Mơ những ngọn đồi xa hơn đồi Trọ (Bông diếp đồi Trọ). Cũng trong bài Bông diếp đồi Trọ, có hai dòng thơ định vị điểm nhìn giấc mơ Bạch Diệp: khoảng cách từ gốc cây dầu đến khu vườn hương thảo/ là giấc mơ thiếu nữ và người đàn bà. Gốc cây dầu trong thơ Bạch Diệp là tín hiệu biểu tượng của làng, biểu tượng của vùng tâm tưởng ấu thơ. Gốc cây dầu chỉ lối đến không gian ngọn đồi, ga xép, tiếng còi tàu, nương chè, vườn ngoại; dẫn đến cánh đồng chiều, ruộng, mặt đê, bến đò mưa, bậc thềm vườn sau, mái nhà, hiên mưa, bếp mẹ, những con đường quê hoa vàng thơ thới… và tiếp tục mở ra ngọn đồi khác, vùng biển khác, bầu trời khác. Còn khu vườn hương thảo là không gian hiện tại, nơi phố ngợp hoa người, nơi chị bơ vơ, mơ về ngọn khói ngang trời, tiếng còi tàu, lời ru của mẹ, tiếng cười con gái; mơ tiếng sấm gọi giông, trăng quê rộng rãi, đàn dế ra đồng, con chép con rô, bờ lau vẫy gió, lá mục rơm vàng… Từ khu vườn hương thảo đó, chị còn mơ phố (khác), tháng tư, trắng buốt loa kèn, mùi hương Hà Nội… Nào có điều gì là thực. Thế nên chị cứ mãi kiếm tìm.

Có thể nói, thơ Bạch Diệp tìm về cõi mơ như một cách cân bằng đời sống nội tâm vô cùng nhạy cảm. Sự nhạy cảm vừa như một món quà lại vừa như một gánh nặng. Thơ chị ăm ắp mơ và tình. Nhưng đó là mơ trong tỉnh thức, tình tỉnh thức. Chị tỉnh thức, và hơn một lần nhắc mình đừng khóc khi nhóm bếp. Thiên tính nữ trong chị vẫn luôn ý thức làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, cho dù, sự phân thân, lưỡng cực ấy lại hằn sâu, tô đậm nỗi cô đơn, nghiêng bên nào cũng không đủ đầy, nghiêng bên nào cũng lệch. Vì vậy, Bạch Diệp tỉnh thức để hướng về vẻ đẹp ban sơ, thánh thiện, thanh khiết, đắm say của sự khởi đầu. Đó cũng chính là vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp tư tưởng trong thơ chị.

Đọc thơ Bạch Diệp như khuấy thinh lặng trong tách trà màu bạc. Thinh lặng mà thấu hiểu. Thơ chị gợi đến những bản nhạc của Chopin, tinh tế, dịu dàng, sang trọng. Âm nhạc ở ngoài nốt nhạc, như thơ ở ngoài lời. Như ánh sáng chuyển động chậm thành một vùng sáng, người không nhận biết, không cần biết khi nào ánh sáng tắt vì trong tâm trí đã kịp lưu giữ một vầng hào quang rạng rỡ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 20239:58 SA(Xem: 918)
Thơ Phan Ngọc Thường Đoan là những tâm trạng miên man buồn. Nỗi buồn, nỗi đau đớn và có cả sự thẫn thờ, cô đơn đến chạnh lòng, cô đơn đến chới với. Đọc thơ Thường Đoan, tôi nhận thấy chị là nhà thơ của sự “cô đơn”.
07 Tháng Mười 202310:30 SA(Xem: 1087)
Mùa Sen. Đang giữa mùa sen, tranh của Hòa cũng đã nở những đóa sen của tình yêu và niềm hy vọng được chữa lành, được trở lại.
30 Tháng Chín 20236:55 SA(Xem: 1069)
Phương Tấn làm thơ rất sớm. Những bài thơ có tính triết lý, suy tư về vận người mệnh nước
20 Tháng Chín 20239:34 SA(Xem: 1665)
những bài thơ chót của thi tài Vũ Hoàng Chương, vẫn như những hạt kim cương nặng trĩu tình người và mãi còn tỏa sáng.
10 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 1542)
Đừng bao giờ chờ phôn của Hồ Đình Nghiêm, anh em Montreal ai cũng biết như vậy.
03 Tháng Chín 20239:45 SA(Xem: 1051)
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân Trời Cũ lại có một sự già dặn riêng.
31 Tháng Tám 20234:15 CH(Xem: 1389)
Ông Văn Cao, một người mà cả nhà tôi thích.
27 Tháng Tám 20237:57 SA(Xem: 1175)
"Vì ông ấy là NGƯỜI TÀI con ạ"
20 Tháng Tám 20233:14 CH(Xem: 1191)
Bấy nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Vốn chữ nghĩa vẫn không bị han rỉ, xói mòn.
13 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 6833)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8863)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17196)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 706)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1082)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1250)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22547)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14084)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19233)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7943)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8873)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8544)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30774)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20849)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25566)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22950)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21789)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18090)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19302)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16960)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24562)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32022)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,