Đạm Thạch: “Con Cá Lưu Vong”

01 Tháng Mười Một 20163:16 CH(Xem: 4519)
Đạm Thạch: “Con Cá Lưu Vong”

dutule.com (ngày 1 tháng 11-2016): Nhà thơ Thành Tôn là người duy nhất, tôi biết, gần như không bao giờ từ chối bất cứ bằng hữu nào, cần đến sự giúp đỡ của ông. Đáng nói hơn nữa, ở người làm thơ có đời “sống đẹp” này còn ở chỗ: Tuy cực kỳ trân trọng với chữ nghĩa, đam mê sách vở, và trở thành nhà sưu tầm sách cũ, mới; nhưng Thành Tôn sẽ không ngần ngại, tự ý tặng lại cho tác giả những cuốn sách hiếm, quý mà ông từng bỏ công, sức sưu tầm. Ông chỉ giữ cho mình bản copy - - - Với lý luận:

Trao lại cho tác giả bản chính thì vẫn tốt hơn là giữ riêng cho mình”.

Tôi là một người từng được hưởng, nhận nhiều thứ, từ nhà thơ có đời… “sống đẹp” này.

Gần đây nhất, thật bất ngờ, khi tôi được biết, người thi sĩ có tâm-thái đáng trân trọng, Thành Tôn, đã bỏ công, sức, lặng lẽ thực hiện một tuyển tập thơ Đạm Thạch, nhan đề “Đạm Thạch, Con cá lưu vong” để mừng sinh nhật bạn ngày 9 tháng 9 năm 2016.

Sự có mặt của thi phẩm “Đạm Thạch, Con cá lưu vong”, theo chỗ tôi hiểu, còn mang ý nghĩa, đánh dấu việc nhà thơ Đạm Thạch, vì lý do gia đình, đã phải rời bỏ miền nam Cali, nơi ông có nhiều năm gắn bó với bằng hữu, để tái định cư ở một tiểu bang khác.

Không biết có phải vì tình nguyện thực hiện thi phẩm đầu tay cho bạn, (?) ngoài công sưu tầm, in ấn… thì phần trình bày mỗi trang sách, cũng còn cho thấy rõ hơn, sự trân trọng của người thực hiện dành cho tác phẩm.

Mở vào thi phẩm “Đạm Thạch, Con cá lưu vong”, nhà thơ Thành Tôn chọn đăng bài viết của nhà văn Trần Yên Hòa, ghi nhận về cõi-giới thơ Đạm Thạch, tựa đề “Đạm Thạch: Người làm thơ miền Nam”.

Cuối bài viết của họ Trần là “Vài nét về Đạm Thạch”, nguyên văn như sau:

“Đạm Thạch tên thật là Nguyễn Văn Đông. Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1943. Tại làng Tam Phước, tỉnh Bến Tre.

“Có thơ đăng ở các tạp chí Văn Học Nghệ Thuật hải ngoại như: Văn, Khởi Hành, Thế Kỷ 21, Văn Học, Tân Văn, Hợp Lưu cùng các tuần báo và nhât báo vùng Orange County…”

Khép lại thi phẩm “Đạm Thạch, Con cá lưu vong” là một bài viết của nhà thơ Trần Văn Nam; có đoạn:

“…Ta tìm thấy trong thơ Đạm Thạch những câu thơ độc sáng trong khuôn khổ quy ước Chân Thiện Mỹ; văn chương thăng hoa thổ nhưỡng đặc thù và phương ngữ; hoặc tạo từ ngữ khá mới thật đắc địa (như ‘chiếc lá đuối sức’ trong chiều cuối năm):

Xa rồi tuổi hụp kinh mương

“Chỉ còn ngụp lặn với bươn trải đời

(Trong bài: Câu thơ còn cố mỉm cười)

.

 “Thương em ngồi khóc lục bình

“Tôi còn trôi dạt với nghìn nỗi đau

(Trong bài: Dỗ Tình)

.

“Chiều cuối năm chiều thấp ngang vai

“Chiếc lá đuối đường bay nỗi nhớ

(Trong bài: Chiều cuối năm)…”

 

Nơi bìa 4 của thi phẩm “Đạm Thạch, Con cá lưu vong”, người thực hiện, nhà thơ Thành Tôn cũng chọn một trích đoạn trong bài viết của Trần yên Hòa về Đạm Thạch:

Thơ tình Đạm Thạch cũng là những khắc khoải, luôn nhớ thương về một người yêu xưa cũ đã bay xa ngút khỏi tầm tay.

“Thơ tình của anh dùng rặt ròng ngôn ngữ miền Nam, nhưng ta thấy quen

thân lắm.”

.

Dăm bài thơ trích từ “Đạm Thạch, Con cá lưu vong”:


 

CHIẾC CẦU GÃY NHỊP CẦN THƠ

Cần thơ bây giờ không thể níu chân tôi

Như thuở đi thi cần ăn chè đậu

Phải xuống bến Ninh kiều ăn gói xôi lấy hên

Của cô gái ở ngã ba đèn ba ngọn

 

Cần thơ bây giờ không thể níu chân tôi

Như thuở học trò đi thi ở trọ

Trưa thập thò nhìn áo ai phơi

Cái dáng nhỏ in hoài trong trí nhớ.

 

Cần thơ bây giờ không thể níu chân tôi

Như thuở giận mình thi đậu em thì rớt

Không muốn học lên bỏ em ở lại

Mà phải ra đi khi em thôi học lấy chồng.

 

Cần thơ bây giờ đâu cần tôi trở lại

Một kẻ lưu vong biệt xứ bảy lăm

Một kẻ trở về cái đầu còn nghi ngại

Một kẻ ôm hoài hy vọng xa xăm.

 

Cần thơ bây giờ như cây cầu sụp đổ

Tổn thương đâu thể đo lường

Cầu đứt nhịp chiếc phà còn hụt hẫng

Huống gì tôi

Giận mà thương.


 

NHỮNG CHIỀU MƯA GIÓ

trời mưa ướt lối em đi

bên thềm ngột nước bờ mi đọng sầu

vòng tay làm nón che dầu

tóc buông lơi lả, mắt sâu hút hồn

bước chân em trầy trật luôn

ngõ đêm lầy lội về tương lai mờ

tim tôi nào có thờ ơ

muốn giang tay vịn sợ ngờ lòng ai

rủi em đã lỡ then cài

tôi đành khép lại cửa ngoài hoàng hôn

những chiều mưa gió đầy hồn

em về đâu biết buồn dồn dập tôi.


 

TRĂNG, BIỂN, NÚI VÀ TÔI

Trăng vẫn đầy mà tình yêu có khi thiếu thốn

Biển lặng im và núi đứng mãi cũng chùn

Tôi động, tĩnh ví như Tô Đông Pha đi thuyền trên sông xích bích

(Thuyền trôi đi hay núi trôi đi?)

Thuyền trôi đi, nước trôi đi, còn núi mãi đứng yên

Trăng không khuyết, biển không hờn, núi vẫn hiên ngang vòi vọi

 

Tình yêu vẫn là tình yêu muôn thuở

Trái tim con người rất nhỏ, lại bao la.

Đạm Thạch.  

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7260)
Trần không phân biệt được đâu là thân / tâm. Đâu là hình / tướng. Sự sống bay theo hơi men. Trong khi nỗi chết treo lửng những quyến rũ, mời gọi
24 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6283)
Những bài thơ viết về Hà Nội của họ Nguyễn cho chúng ta một Hà Nội, khác. Một Hà Nội, không thể hiện thực hơn!
20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7663)
Năm 1970, khi còn ngồi ở giảng đường đại học Vạn Hạnh, Trần Thoại Nguyên đã có một bài thơ được chọn đăng trong tạp chí Tư Tưởng
27 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 5074)
Phạm Chu Sa có thơ đăng trên các báo văn nghệ Sài Gòn từ 1970, khi ông đang theo học Đại Học Vạn Hạnh
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 5304)
Truyện nào của ông, cũng là những tiếng kêu thảng thốt tới nghẹn ngào của một nhà văn nặng lòng với tổ quốc, đất nướ
28 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5967)
Làm thơ từ năm 2006, chưa tới mười năm, nhưng tiếng thơ họ Đỗ đã sớm cho thấy, từ lục bát tới tự do là những đường bay tách thoát được những ước lệ, sáo mòn...
23 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7302)
Một trong những nhạc sĩ sáng tác nhập được vào dòng chính, có Nguyễn Mạnh Cường.
14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 10852)
Đọc Nguyễn Vĩnh Tiến, nghe Nguyễn Vĩnh Tiến, ta dễ dàng trông thấy hồn thơ ngập tràn thành lũ, thành sông
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5094)
Chúng tôi xin trân trọng gửi bạn đọc, thân hữu, như một niềm vui không nhỏ, được giới thiệu thơ của Thi sĩ Vương Tân, sáng tác sau tháng 4-1975.
24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5446)
Trần Dzạ Lữ là nhà thơ thành danh từ trước năm 1975 tại miền Nam. Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí văn chương uy tín tại Saigòn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8902)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17229)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12410)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19148)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9325)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 735)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1109)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1270)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22582)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14112)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19263)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7968)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8908)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8570)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11156)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30804)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20870)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25606)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22977)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21819)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19880)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18116)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19328)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16981)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16163)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24605)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32057)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34976)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,