Những hình thái chiêm bao trong thơ Bùi Giáng? (kỳ 05)

15 Tháng Giêng 201911:25 SA(Xem: 5639)
Những hình thái chiêm bao trong thơ Bùi Giáng? (kỳ 05)


(Tiếp theo kỳ trước)

Bởi ở Huy Cận, như Uyên Thao từng ghi nhận thì, Huy Cận “… là thiên nhiên từ trước khi thành thi sĩ…” (4) còn Bùi Giáng chỉ mượn thiên nhiên làm bối cảnh trải bày như Xuân Diệu hay lẩn vào thế giới nội cỏ mây ngàn, của trăng của gió… làm cõi ẩn trú cho những chán chường, mất mát niềm tin.

Thiên nhiên trong thế giới thi ca Bùi Giáng là một thứ thiên nhiên được vẽ ra bởi lý trí và tiềm thức ấu thơ, làm bật nổi những khát vọng về thời sơ khai, gần với cảm quan của Đinh Hùng trong “Mê Hồn Ca”:

lạc về đầu rú truông khe
trút linh hồn giữa máu me xương rờn
chuyện đời đau khổ từng cơn
màu hoa cỏ mọc mang hờn phượng xanh
em về mùa hạ mông mênh
dựng hồn sông lục vây thành chiêm bao

hoặc:

“Cánh tay trắng vói chùm bông kết trái vói chùm bông em vói hai tay vói nguồn phai nhạt đầu ngày mùa xuân mùa xuân và mùa xuân măng mọc mùa xuân ở lại vòng tay cánh trắng đi về với suối đi về với hoa không về được nữa…”

Trước những biến thái thảm bại, trước những suy sụp của hiện tại, một thứ hiện tại đi xuống, đi xuống mãi của những giá trị tinh thần, trước trào lưu văn minh cơ khí đang vùn vụt tiến tới, trước chiến tranh tàn phá mọi công trình, cố gắng đi đến một đời sống thuần hậu, thì để đánh lừa chính mình, thi nhân tìm vào thiên nhiên, ẩn vào cõi trú của những mộng mị xa vời. Với Bùi Giáng, còn hơn thế vì thiên nhiên trong thơ ông còn mang ý nghĩa một thực thể tinh ròng:

trong đời cây cỏ á đông
chết về một nửa trong đồng tây phương
một tà áo mỏng bay ngang
quần hoen ố đẹp hai hàng chân đi
(trong đời cây cỏ)



giữa đêm khép mở bùi ngùi
nhìn mơ hồ thấy một người xa xa…

Về với thiên nhiên, thi nhân nhìn nhận mình gần gũi hơn với quê nhà, với những gì Việt Nam thuần chất. Càng tha thiết say đắm với tình yêu đất nước bao nhiêu, họ Bùi càng cảm thấy đau xót, quay cuồng trong tuyệt vọng bấy nhiêu. Nhà thơ dường cũng thấy mình xa lạ, lạc lõng vì bất lực trước đổ nát.

bây giờ sông rộng trời xa
bàn chân đo bóng mù sa chân trời

Cũng như một số nhà thơ khác, ông cảm thấy không còn gì để bám víu, để ngợi ca trong hiện tại hỗn loạn này, họ Bùi tìm vào cõi trú những cõi trú hư ảo, vàng son xưa cũ:

ngành cong vẽ lá trong lời
sớm miên mang vọng điệu người cổ sơ
chiều thơ dại nước khe mù
con chim về núi mộng chu-hán-đường
(vào nguyên thủy giục)

hoặc:

Bước qua rào lá nghe chim
chào cây có trái xuân tìm gió đưa
ngàn hoa rớt hột về mưa
(dệt áo)

hoặc nữa:

vành cong chim nhớ buổi chuyền
rời sông bến đẩy qua miền đông du
(phusis sơ nguyên)

Trong thế giới riêng của mình, tác giả “Mưa Nguồn” cũng không quên tự huyễn hoặc mình với những mối tình yêu hư ảo. Người tình của Bùi Giáng không là một thể thực hiện hữu trong không gian này mà là Thúy, là Kiều, là tố nữ, là tiên nga… Những biểu tượng của tinh thần tương ứng nhất với tâm hồn thi sĩ, đó chính là tiền thân thi nhân?

Tam kỳ rường quán ra sao
Tòa thiên nhiên nọ mòn hao bây giờ
Cầu xin tinh thể xuân chờ
Em là em của mộng chờ của em
(Em là Em của)

Hoặc:

Xa trời anh bỗng nhớ em
Giữa miền đất cũ xương mềm trong da
Rằng hồng nhan ấy đàn bà
Mà em cũng vẫn như là trăng xanh

Hoặc nữa:

Mở hai hàng cỏ lim dim
Màu phơi vô định mênh mông phượng quỳ
Nước xanh nương tử tên gì
Mỏng thân mở khép tuyết trì ngự da

Nhưng không vì thế mà họ Bùi không bị những đớn đau dằn vặt của tình yêu! Bởi tâm hồn ông vốn đa mang, tình yêu của ông vốn nồng nàn giữa mê – tỉnh, nên trước sau gì, ông cũng không thể thoát khỏi kiếp nô lệ của tình trường:

người bước xuống ngựa ngăn đường bốn vó
nghe âm thanh người khóc ở sau lưng
người tay vói bắt hờ bông phượng đỏ
người phố xanh cây lá rụng vô chừng

sương chìm đắm đời anh trong huyền mộng
hờn nguyên tiêu bờ hy lạp sang đò

hay:

đi về trong thế kỷ sau
nhìn trong mắt thấy trời đau trong mình
(đi về)

Bàn về nguyên nhân dấy loạn tâm hồn của Bùi Giáng, có người cho rằng đó là phản ứng của một tâm thức bị dồn nén quá nhiều bi kịch. Đồng thời cái điên loạn của họ Bùi cũng điên loạn chung của đất nước này, của thân phận nhược tiểu, của những vùng vẫy, tuyệt vọng trong tuyệt lộ. Chỉ khác nhau ở mức độ ảnh hưởng mà thôi.

Có thể nói, có dễ chưa một dân tộc lại đau khổ triền miên vì chiến tranh trên chính đất nước của mình, như dân tộc Việt Nam. Đó cũng là nhận xét của Jules Roy, tác giả tập hồi ký “Trận đánh Điện Biên Phủ”. Thế hệ Bùi Giáng là thế hệ vừa sinh ra đã sớm bị dập vùi trong chiến tranh… Kẻ chiến thắng chưa chắc đã cần nắm được vinh quang, hãnh diện!

Trái lại, có thể họ sẽ phải gánh chịu điêu tàn với, nếu họ còn chút lương tri. Sự phi lý cực độ mù lòa.

Chín mùa đông đổ sau hè
Bây giờ máu đỏ trôi về tràng giang
Xuân rừng tía mộng lang thang
Bước chân về bỗng chìm ngang lưng đèo
(Rừng tía)

Nỗi u uất xót xa của Bùi Giáng không chỉ thu hẹp trong một phạm vi không gian hữu hạn. Ông mang nặng trong tâm tưởng những suy nghiệm về cái bất hạnh chung của nhân loại. Con người sinh ra để đi tìm hạnh phúc, nhưng chúng ta tìm thấy được những gì trong thực tế, ngoài phũ phàng:

Con người là để chửa hoang
Khóc rưng rức để hai hàng xa nhau
Khép hang hở, để nghiêng đầu
Hốt hoa rụng để chia mầu chửa hoang
(chia mầu)

Hoặc những:

Máu se từng sợi chỉ vàng
Chết ngang ngửa sống giấc bàng hoàng mê
Tỉnh say đứng phố ngồi hè
.

Khi viết về Gabriel Marcel, họ Bùi đã nhận định:

“Tâm thức người thời đại chúng ta càng ngày càng duy lý một cách bướng bỉnh. Niềm tin Tôn giáo bát ngát khó mà thấm nhập vào tâm hồn những người có đầu óc khoa học. Hình như những danh từ văn minh tiến bộ, đã phờ phỉnh chúng ta, gạt chúng ta ra ngoài những truyền thống thần bí cương liệt”. (5)

(Còn tiếp)
__________

Chú thích:

(4) Uyên Thao “Lược khảo về thơ 1900-1959” quyển 2.
(5) Trích “tư tưởng hiện đại” của Bùi Giáng – trang 9.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33252)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17921)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,