Vĩnh Quyền, tín đồ sẵn sàng tử đạo chữ nghĩa?

27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5228)
Vĩnh Quyền, tín đồ sẵn sàng tử đạo chữ nghĩa?
Vĩnh Quyền, "tín đồ sẵn sàng 'tử đạo' chữ nghĩa"?


Theo một số nhà xã hội học thì một quốc gia, dù chọn thể chế nào, cũng sẽ không chận đứng được sự biến đổi từng phần hay tận gốc rễ những trào lưu tiến hóa của nhân loại. Thay đổi này, như  một thứ quy luật bất thành văn của đời sống. Với những quốc gia chọn theo thể chế độc tài, từ ngoài nhìn vào, người ta những tưởng nó có khả năng làm cho đất nước của họ đứng ngoài, đứng xa những hiện tượng đổi thay không có lợi cho nền độc tài của họ. Lịch sử nhân loại đã minh chứng, sự thực, không phải thế. Một chế độ dù độc tài đến đâu, cũng không thể cô lập đất nước của họ, trước những biến đổi lớn lao của khoa học, kỹ thuật. Danh từ chuyên môn gọi đó là những cuộc cách mạng công nghiệp.

 

Theo ghi nhận của trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia-Mở thì, tính đến hôm nay, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện chúng ta đang sống trong diễn tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và, các cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng trực hay gián tiếp tới mọi sinh hoạt của nhân loại.

 

Wikipedia ghi nhận rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất là: Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. Cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ hai là: Động cơ điện và dây chuyền lắp ráp sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba: Diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối.

 

Hiện tại, khởi đầu thế kỷ 21, nhân loại lại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo. Ghi nhận vài nét chính của cuộc cách mạng lần thứ tư đó, trang mạng Wikipedia cho rằng đấy là: “… Sự nối tiếp những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3Drobottrí tuệ nhân tạoInternet of Things, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... Hiện tại thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này, và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới, và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người…” (1)

.

 

Trọng tâm của bài viết ngắn này, không nhắm đào sâu các cuộc cách mạng công nghiệp mà, là sự ghi nhận trước hay sau hiện tượng Intertnet, ảnh hưởng tới lãnh vực văn chương, chữ nghĩa của nhân loại, ra sao?

 

Vẫn theo của một số nhà xã hội học thì chỉ một thời gian ngắn, khi công nghệ Internet phát triển, nhân loại đã ghi nhận được hàng loạt những nhật báo từng có mặt hàng trăm năm đã phải tuyên bố đóng cửa. Hàng loạt nhà xuất bản và, các công ty, cơ sở bán sách lẻ cũng theo nhau chia tay thị trường - - Do không có đủ sách in, cũng như không có đủ độc giả. Thói quen bao nhiêu đời bị bôi xóa dần bởi sự tiện dụng mà Internet đem tới cho người đọc! Hậu quả của sự kiện thu hẹp mối tương tác giữa người đọc và các ấn phẩm ngày càng nghiệt ngã hơn, khi các nhà nghiên cứu chiếu rọi ngọn đèn bi quan vào sinh hoạt chữ nghĩa của những cộng đồng thiểu số!

 

Thực tế đầu tiên của hiện tượng này là sự ảnh hưởng tới tập quán sáng tác của lớp nhà văn tỵ nạn. Những người buộc phải ra khỏi quê hương của mình, định cư ở những quốc gia mới vì, lý tưởng tự do. Trực diện với khó khăn đầu tiên của họ là ngôn ngữ và sinh kế.

 

Tiếp đến là môi trường sống xa lạ khiến nhà văn đuối dần, trước khi khô cạn cảm xúc… (Hiện trạng này không chi phối lớp nhà văn trẻ. Họ có thể sáng tác bằng ngôn ngữ bản địa nơi họ trưởng thành hoặc, quen thuộc từ tấm bé. Họ cũng không bị gánh nặng di sản chữ nghĩa, văn chương, tập quán, tình cảm từ quê hương nguyên gốc.)

 

Lại nữa, cũng không ít người cho rằng, tính xa lạ giữa người đọc và những ấn phẩm văn chương ngày một gia tăng, do sự phát triển cấp số nhân của trào lưu Facebook.

 

Trào lưu Facebook được ghi nhận là… “đại trà”, theo một số nhà nghiên cứu. Nó là một phương tiện truyền thông rất “uy lực”; giúp bất cứ ai có “sáng tác”, muốn phổ biến miễn phí tới nhiều người. Hiện tượng này, vẫn theo các nhà nghiên cứu thì, nó đã dẫn tới hai hậu quả khó tránh:

 

-Thứ nhất: Hiện tượng một sớm, một chiều, rất nhiều cá nhân, từ vị trí  độc giả, trở thành người sáng tác… Họ tìm đọc lẫn nhau (trên FB). Mặc cảm trở thành… “nhà văn” (nói chung), theo một nghĩa nào đó, khiến họ không còn thấy có nhu cầu mua, đọc ấn phẩm của người khác.

 

- Thứ nhì: Sự hỗn loạn hay tình trạng vàng thau lẫn lộn khiến nhiều độc giả truyền thống bi quan. Số độc giả… còn sót lại này, với thời gian, cũng không còn thấy hứng thú tìm tới những tác phẩm văn chương truyền thống.

 

Từ đấy, ít nhiều gì, những ghi nhận trên cũng góp phần khiến cho thị trường sách, báo in, ngày một thêm teo tóp.

 

Tuy nhiên, trên tất cả những lý do khách quan cũng như chủ quan ở lãnh vực văn chương của người Việt, thì, trong lặng lẽ, chúng ta vẫn có những nhà văn tự thấy mình như một thứ “tín đồ sẵn sàng ‘tử đạo’ chữ nghĩa!” (2).

 

Với thành phần (ít oi này), tôi có cảm tưởng dường như họ không mấy quan tâm tới sự tương tác giữa người đọc và người viết. Sự thao thiết tới thắt lòng của họ, vẫn là quyết tâm đẩy chiếc xe văn chương VN tới gần “mặt bằng” văn chương thế giới?

 

Theo tôi, một trong những “tín đồ sẵn sàng ‘tử đạo’ chữ nghĩa” có nhà văn Vĩnh Quyền. Cùng một số nhà văn đồng chí hướng, ông không ngừng nỗ lực miệt mài với hy vọng mở được một cửa khác cho chữ nghĩa Việt Nam ra khỏi ao tù hiện tại.

 

Tới nay, ông đã có ít nhất hai  tác phẩm viết thẳng hoặc, dịch qua Anh ngữ…(3)

 

 

Vĩnh Quyền, nhà văn vượt trên chính mình

 

Có người hỏi tôi, đâu là lý do đưa tôi tới cụm từ (thậm xưng): Vĩnh Quyền một “tín đồ sẵn sàng ‘tử đạo’ chữ nghĩa”?

 

Tôi trả lời, tôi đồng ý cụm từ tôi chọn để nói về nhà văn Vĩnh Quyền, một tên tuổi chưa quen thuộc lắm với độc giả Việt Nam có phần nào mang tính thậm xưng. Nhưng mặt khác, chỉ với cụm từ đó, nó mới phản ảnh được những cảm nhận của tôi sau khi đọc truyện ngắn của Vĩnh Quyền.

 

Xin được nói ngay rằng, không có trong tay nhiều lắm, truyện ngắn Vĩnh Quyền; nhưng truyện nào đọc qua, chúng cũng đều mang lại cho tôi, cảm giác bất ngờ. Ngây ngất.

 

Với riêng tôi thì, Vĩnh Quyền đã chủ tâm (can đảm) chọn cho ông “cửa hẹp”, là khuynh hướng văn chương mới, biến thân từ phong trào “Tiểu tuyết mới / Nouveau Roman”. Khởi xướng bởi nhà văn Alain Robbe Grillet và bằng hữu của ông vào khoảng giữa thập niên 1950 ở Paris (4).

Tôi mượn hình ảnh “cửa hẹp” để nhấn mạnh tới sự kiện: Nhiều độc giả VN vẫn còn quen với loại truyện có cốt truyện; nhất là khía cạnh phân tích tâm lý, giải mã những trường hợp tình cảm éo le, khúc mắc, phức tạp… vốn cho họ cảm tưởng gần gũi, hoặc thấy như họ đã phần nào hiện diện trong truyện. Nhưng khuynh hướng văn chương mới thì, ngược lại. Chẳng những nó không dành chiếc ghế “chủ vị” cho cốt truyện và tâm lý nhân vật; mà, vai trò nhà văn cũng bị buộc phải bước khỏi ngôi vị “thượng đế” nắm trọn quyền sinh sát nhân vật, tô mầu, thêm thắt cho sự vật, thiên nhiên nữa.

 

Nói cách khác, tính lạnh lùng, khách quan của dòng văn chương mới hiện nay của thế giới, đã cho truyện kể một chân dung khác. Nó tựa như muốn thiết lập một rào cản, một khoảng cách giữa nhà văn hôm nay và người đọc quá khứ!? Sự thực, không phải thế.

 

Sự thực nhan sắc hay cái đẹp hôm nay của văn chương, được hình thành từ một quy chuẩn khác. Cũng tựa như trước đây, một phụ nữ được coi là đẹp chuẩn với da trắng, tóc dài, khuôn mặt trái soan, nụ cười răng khểnh… Nhưng những tiêu chí này đã bị thời gian thay đổi dần bằng những tiêu chí mới mẻ, khác.

 

Tôi nghĩ nhà văn Vĩnh Quyền, hơn ai hết, biết rõ ông đã chọn cho ông những tiêu chí văn học mới… Nhưng chính chọn lựa bước vào “cửa hẹp” kia mà, truyện ngắn Vĩnh Quyền, theo tôi, đã bắt kịp, đã… “hợp dòng” được với trào lưu văn chương thế giới hôm nay.

 

Ngay từ nhan đề một trong những truyện đầu tiên của ông, tôi đọc được là bút ký “Đường Về Cổ Tích” (5), cũng đã tiên báo một tách thoát, một lên đường khác, dẫn tới một chân trời văn chương khác.

 

Câu chuyện nếu phải tóm tắt, thì, đó là chuyện một người cậu (Vĩnh Quyền) ở VN, nhận lời đón và, hướng dẫn một cô cháu tên Aiko, xa quê hương đã lâu, trở về, viếng thăm cố đô Huế, nơi lưu giữ thời con gái của mẹ cô.

Câu chuyện cũng được xây dựng trên ký ức (nhưng là ký ức có phần đã bị “hiện đại hóa”) của nhân vật người cậu dọc lộ trình đường bộ về Huế. Vĩnh Quyền viết:

 

“… Từ hướng Đà Nẵng ra tôi rẽ phải vào sân bay Phú Bài. Tất cả đã đổi thay sau những lần nâng cấp chuẩn quốc tế. Lâng lâng vui và không ngạc nhiên trước cái mới hiển nhiên nhưng vẫn thoáng ngậm ngùi khối kiến trúc đồ sộ chồng lấp cực đoan lên hình ảnh một sân bay nhỏ xinh những năm bảy mươi còn sót trong tôi.

(…)

Cách trung tâm thành phố tám cây số, tôi rẽ trái lên núi Tam Thai, nói cậu sẽ đưa cháu viếng lăng các vua Nguyễn, nhưng đầu tiên phải là lăng vị vua không lăng cho đến mùa thu năm năm trước. Không hỏi nhưng ánh mắt Aiko là câu hỏi ngỡ ngàng thậm chí không hiểu. Với nụ cười kẻ tự cho phép kiêu hãnh trước việc làm không tưởng của mình, tôi tiếp: Là thời điểm cậu hoàn thành công trình xây lăng vua…”

Tới đây, chuyện kể của Vĩnh Quyền đã bước qua phần ba bút ký rồi; nhưng người đọc vẫn chưa thấy hé mở một dự báo bất ngờ, hấp dẫn nào mà, người Cậu, “hướng dẫn viên” trong chuyện sẽ mang lại cho cô cháu. Người con gái ở quê người, hai mươi năm sau mới trở về, mơ ước tìm lại phần đời đã qua của người mẹ mình. Truyện của Vĩnh Quyền vẫn “thong thả” nhẩn nha kể lại kỷ niệm mà tác giả có với người mẹ (thời thiếu nữ) của Aikp.

 

Kỷ niệm, trong dòng văn chương cũ là “chìa khóa vàng” của truyện kể. Nhưng trong truyện của Vĩnh Quyền, nó lại hiện ra như những chấm phá, hay chỉ là cái cớ, để ông gửi gấm một điều gì khác. Thí dụ thời gian là sát nhân hung bạo nhất của ký ức (?)

 

“Điều gì khác” trong chuyện kể của Vĩnh Quyền, có dễ là nguyên nhân chính khiến Aiko, không khỏi “ngỡ ngàng thậm chí không hiểu”!.!

Và, tôi nghĩ, Aiko sẽ còn “ngỡ ngàng thậm chí không hiểu” hơn nữa, khi tác giả ra khỏi truyện kể của mình, bằng kết thúc tôi tin không ai có thể đoán trước (theo đúng phong cách văn chương mới):

 

“…Tiệc tẩy trần dài theo những mẩu chuyện như không bao giờ kết thúc cho đến khi trở chiều. Trong lúc tôi châm thuốc lá Aiko bảo cậu ơi chúng ta đi thăm mẹ nhé.

 

Tôi khẽ lắc đầu nhìn khói thuốc tan nhanh trước mặt. Ngôi nhà xưa ấy không còn nữa cháu à”.

Vĩnh Quyền cho tôi cảm tưởng, có thể Aiko bị ngợp trong vòng xoáy ngỡ ngàng, nên cô đã bất ngờ, thêm một “ngỡ ngàng” khác, trước khi câu chuyện được hoàn toàn chấm dứt:

Aiko ngậm ngùi nhưng không thất vọng như tôi đã lo lắng, lại là người nói ra lời an ủi: Vẫn còn trong cậu đó thôi. Cám ơn cậu đã truyền ký ức về mẹ cho cháu…”

.

Cũng thế, với truyện “Sói Hoàng Hôn” (6) được nhiều nhà xuất bản ngoại quốc chú ý, cũng như được một số nhà phê bình Mỹ đề cập… Vĩnh Quyền vẫn cho thấy những bứt phá, tách thoát khỏi trói buộc của nền nếp văn chương cũ, bằng những tiêu chí nhận diện như:

 

-Trả lại khách quan tối đa cho sự việc - Xóa bỏ hẳn vai trò nhà văn là…"thượng đế" qua những phân tích tâm lý - Nội dung áp đặt… Dẫn tới kết luận đã được nhà văn định trước…

 

Nhờ những tiêu chí vừa nêu mà, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra rằng: Mọi sự việc chỉ là cái cớ để văn chương thực sự là văn chương, nằm ngoài mọi toan tính, chủ quan của nhà văn trong quá khứ.

 

Phải chăng, chính vì chọn lựa bước vào “cửa hẹp” mà, Vĩnh Quyền, cùng một số nhà văn hôm nay đã, đến được mặt-bằng của văn chương thế giới?

 

Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.

 

Du Tử Lê,

(Garden Grove, 2-2019)

__________

 

Chú thích:

(1) Theo Wikipedia.

 

(2) Không biết tôi có thậm xưng quá chăng, khi dùng cụm từ “tín đồ sẵn sàng ‘tử đạo’ chữ nghĩa” do liên tưởng tới một phát biểu của nhà thơ Saint-John Perse (1887-1975) trong bài diễn văn nhận giải Nobel Văn Chương 1960 ở Thụy Điển. Ông nói đại ý: Vì lý do gì đó, tương lai, nếu nhân loại không còn một tôn giáo nào tồn tại thì, ngày ấy chúng ta  sẽ có một tôn giáo mới, là “Tôn giáo thi ca”. (Nguồn Wikipedia)    

 

(3) Được biết Vĩnh Quyền tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Sư Phạm Huế, niên khóa 1970-1974, chuyên khoa Việt Hán (hệ 4 năm). Hai tác phẩm Anh ngữ của ông, được in ở hải ngoại là cuốn “Debris of Debris”, viết về chiến tranh VN. Theo tường thuật của nhà báo LêThanh Phong (VN) thì ấn bản lần thứ nhất của tác phẩm này, do Đại học Saint Benedict, Minnesota ấn hành với số lượng nhỏ, “chỉ dùng để giảng dạy trong phạm vi đại học”. Sau đấy, đầu năm 2014, nhà xuất bản Austin Macauley (London, Anh quốc) tái bản, dạng bìa mỏng. Vẫn theo họ Lê thì, cùng năm 2014, tác phẩm vừa kể của Vĩnh Quyền được Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ lưu trữ với ghi chú “Debris of Debris góp phần làm phong phú tủ sách chiến tranh Việt Nam”. Ít năm sau, ký giả Lê Thanh Phong lại cho biết, ông đã nhận được tập truyện ngắn song ngữ tựa đề: “The Dusk Wolf / Sói Hoàng Hôn” của Vĩnh Quyền. Tác giả tự dịch 9 truyện và, 10 truyện còn lại do Zac Herman dịch qua Anh ngữ. (Nguồn website dutule.com)

 

(4)Theo nhà văn R.M-Albérès một trong những chủ biên của cuốn “Văn Học Thế Giới Hiện Đại”, viết về hiện tượng “Tiểu thuyết mới” thì ngay tự những năm 1925, Adré Gide khi viết cuốn “Bọn làm bạc giả” đã đi ngược lại mọi truyền thông truyện kể và, cuốn “Ulysse của James Joyce cũng đã cho thấy khuynh hướng giữ nguyên trạng của sự vật, hay sự đòi hỏi tính khách quan tối đa nơi nhà văn. Vẫn theo R.M-Albérès thì trước thế chiến nhà văn Nathalie Sarraute đã sớm cho thấy bà bị ảnh hưởng của phong cách văn chương James Joyce. Theo ghi nhận của một số nhà văn Pháp thì chính tinh cực đoan của phong trào “Tiểu thuyết mới” khiến nhiều người cầm bút không thể đáp ứng và độc giả cũng khó bước vào… Vì thế, sau khoảng hơn một thập niên, phong trào “Tiểu thuyết mới” đã biến thái thành dòng “văn chương mới”, như ta thấy hôm nay.

Tác phẩm “Văn Học Thế Giới Hiện Đại”, bản dịch tiếng Việt của Bửu Ý, do nhà An Tiêm xb tại Sài Gòn, 1973 - - Được nhà XB Xuân Thu, Hoa Kỳ chụp lại, in ra tại Hoa Kỳ, sau 1975, không ghi nguồn gốc, nơi chốn và thời gian…

 

(5), (6) Nguồn: Website dutule.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33252)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7503)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17921)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,