PHẠM CHU SA - Trương Đạm Thuỷ, người trên tàu kẻ ở lại sân ga (*)

13 Tháng Tám 20231:12 CH(Xem: 821)
PHẠM CHU SA - Trương Đạm Thuỷ, người trên tàu kẻ ở lại sân ga (*)

Tôi mượn cái tựa tản văn Trương Đạm Thủy viết về những người anh, người bạn của anh đã ra đi… Rồi anh lại bất ngờ lên “chuyến tàu đi về miền miên viễn” bỏ lại bạn bè, người thân ở lại “sân ga đời”! Nhà văn - nhà thơ Trương Đạm Thủy ra đi ngày 12 / 10 / 2021, hưởng thọ 82 tuổi. Theo lời con trai anh, vài tháng cuối trước khi anh mất, sức khỏe anh suy kiệt và yếu hẳn. Thấy vậy gia đình đưa anh vào bệnh viện Thống Nhất điều trị. Tại đây bác sĩ cho xét nghiệm phát hiện anh dương tính với nCoV nên đã chuyển anh sang bệnh viện dã chiến Tân Bình.

Nhưng vì tuổi cao sức yếu không chống chọi được lũ covid ác nghiệt, nên chỉ được mấy hôm, anh đã trút hơi thở sau cùng. Và thật đáng buồn khi gia đình vừa nhận hũ tro cốt anh do bệnh viện đi thiêu gởi về, thì vợ anh cũng mất gần như cùng lúc! Đáng buồn nhất khi nghe tin anh, rồi tiếp đó là chị mất nhưng thân hữu không ai đến phúng viếng được. Bởi bấy giờ là cao điểm đại dịch, rào chắn đầu ngõ nhà anh không cho ai vào! Nhà tôi chỉ cách nhà anh chị mấy trăm mét cũng không sang thăm chia buồn cùng tang quyến được. Nhớ hôm gặp nhau tại đám tang Võ Chân Cửu cuối tháng 12 / 2020 ở chùa Minh Đăng Quang, quận 2 thấy anh còn khỏe mạnh, còn chụp chung ảnh với Phạm Việt Cường và tôi.

Cuộc đời nhà báo, nhà văn, nhà thơ Trương Đạm Thủy trôi êm đềm lặng lẽ, nhưng vẫn có những con sóng xao động từ thuở ấu thơ.

Trương Đạm Thủy tên thật Trương Minh Hiếu, sinh năm 1940 tại Bến Tre. Cha mẹ anh mất sớm, anh được đưa vào sống trong cô nhi viện. Anh mê văn chương từ thuở nhỏ. Năm 1954 anh rời cô nhi viện lên Sài Gòn làm đủ nghề kiếm sống nhưng không quên đam mê viết truyện, viết bài cộng tác với các báo. Anh viết truyện dự thi và đoạt giải truyện ngắn báo Tiếng Chuông (1963).

Sau đó, Trương Đạm Thủy kết thân với nhà văn, nhà báo Hoài Điệp Tử - tuy nhỏ hơn anh hai tuổi nhưng đã có tên tuổi trong làng văn làng báo nên Trương Đạm Thủy theo “nghĩa khí giang hồ”, coi Hoài Điệp Tử như người anh văn nghệ. Và từ đó Hoài Điệp Tử làm báo nào cũng kéo Trương Đạm Thủy đi theo. Khởi đầu từ nhật báo Dân Đen (1964) đến Lẽ Sống. Rồi Tia Sáng, Tin Sáng, Tiếng nói Dân tộc. Báo nào có Hoài Điệp Tử là có Trương Đạm Thủy. Anh tham gia nhóm “Sông Hậu” với Hoài Điệp Tử, Tâm Đạm - Dương Trữ La, Ngô Tỵ... Anh cũng chơi khá thân với nhà thơ - nhà báo Thiên Hà, thân thiết với nhà văn Dương Hà - tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Bên Dòng Sng Trẹm”. Thời kỳ này Trương Đạm Thủy viết rất sung sức. Anh viết truyện dài feuilleton cho các nhật báo. Truyện ngắn và thơ Trương Đạm Thủy cũng thường xuyên xuất hiện trên các báo anh cộng tác. Văn Trương Đạm Thủy bình dị nhưng lôi cuốn. Những tác phẩm của Trương Đạm Thủy trong thập niên 1960 tạo được dấu ấn trong lòng người đọc: “Miền Đất Hồi Sinh” (tập truyện); “Cành Cây Nước Lũ” (tiểu thuyết); “Chuyện Những Dòng Sông” (tập truyện)... Khi Trương Đạm Thủy về báo Trắng Đen, anh giữ trang Văn nghệ trẻ, phụ trách tuyển chọn thơ.

Tôi quen Trương Đạm Thủy thời kỳ này, khi báo Trắng Đen “nổi đình nổi đám” vụ tìm… nhầm con gái rơi của Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Bokasa. Ông ta vốn là thượng sĩ trong đoàn quân lê dương của Pháp, khi đóng quân ở Sài Gòn có lấy một phụ nữ ở ngoại thành, sinh được một bé gái. Khi Pháp rút quân rời khỏi Việt Nam năm 1954, viên thượng sĩ Lê dương lên tàu về nước. Mười mấy năm sau ông ta lên tới đại tá, rồi đảo chánh lên làm tổng thống. Ông nhớ lại đứa con rơi, thông qua đại sứ quán Pháp - vì bấy giờ Việt Nam chưa bang giao với Trung Phi - nhờ chính phủ Việt Nam Cộng hòa giúp tìm đứa con rơi. Chủ nhiệm báo Trắng Đen Việt Định Phương “trúng lớn” khi có phóng viên tìm được cô con rơi của ngài tổng thống Bokasa. Báo Trắng Đen liên tục đăng phóng sự nhiều kỳ về việc tìm ra nàng “công chúa”. Chủ nhiệm Việt Định Phương được mời đi cùng “công chúa” sang Trung Phi. Nhưng đó là sự nhầm lẫn, cô nàng không phải con gái ngài tổng thống! Bởi có cô “công chúa” thật xuất hiện với đầy đủ chứng cứ là người mẹ ruột! Cô được rước sang với người cha quyền lực. Tổng thống Bokasa rất vui. Ông nhận cả cô “công chúa giả” làm con nuôi, về sau còn gả chồng tử tế!...

Một hôm gặp anh Trương Đạm Thủy ở quán cà phê cóc gần tòa soạn Trắng Đen, tôi hỏi vụ này ban văn nghệ của anh có dính dáng gì không? Anh cười, mình đứng ngoài cuộc. Tôi hỏi tiếp, ông chủ nhiệm đưa “công chúa giả” đi Trung Phi bị hố, nhiều báo cà khịa, chế diễu, anh thấy ổng về có “quê độ” không? Trương Đạm Thủy bảo thấy ổng “phớt tỉnh Ăng-lê”!

Sau 30 Tháng Tư 1975, tình cờ gặp Trương Đạm Thủy tại quán cơm tấm bình dân của bà mẹ nuôi tôi ở gần ngả ba Cây Thị, Gia Định, tôi rất mừng. Nhà anh ở gần ngả tư Xóm Gà, cách quán cơm mẹ nuôi tôi khoảng hơn cây số nên thỉnh thoảng anh ghé ăn sáng. Trương Đạm Thủy cũng vui ra mặt, vì bấy giờ hầu như anh em nhà văn nhà báo trước bảy lăm đều “rách te tua”, anh em thất tán, ít có tin tức nhau. Tôi hỏi anh lúc này làm gì. Thật bất ngờ khi biết nhà báo - nhà văn Trương Đạm Thủy còn là võ sư, lúc này đi dạy võ cho trẻ em ở nhà thiếu nhi kiếm tiền mua gạo! Còn tôi mỗi ngày đội một thùng sách đi xe buýt từ nhà mẹ nuôi tôi gần ngả năm Bình Hòa ra bến xe đường Hàm Nghi, rồi lội bộ qua thương xá Eden bày ra hành lang ngồi bán cạnh dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu, nhà văn Nguyễn Mai, nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan...

Sang đầu năm 1976, tôi không còn tá túc nhà mẹ nuôi tôi nữa mà dời về Tân Bình nên ít có dịp gặp anh. Tôi cũng hết bán sách cũ, mà chuyển sang bán thuốc tây “chui và chạy”. Mãi đến hơn mười năm sau, khoảng năm 1988 tôi mới gặp lại Trương Đạm Thủy ở Nhà xuất bản Trẻ trên đường Thái Văn Lung (sau này phục hồi tên đường cũ là Alexandre de Rhodes). Trương Đạm Thủy lúc này viết lại, anh mang mấy bản thảo đến Nhà xuất bản Trẻ tìm đối tác bán. Bạn tôi, Lê Nguyên Đại chủ quầy sách Trẻ là người làm xuất bản liên kết với Nhà xuất bản Trẻ. Đại mua vài bản thảo của Trương Đạm Thủy để in. Tôi nói đang tập làm xuất bản, anh Thủy đưa tôi tập bản thảo “ Bên Kia Bờ Cỏ Xanh” anh viết tay trên giấy ca- rô, bảo tôi đây là tác phẩm anh ưng ý nhất từ khi cầm bút lại. Sách hay nhưng do lần đầu tôi làm liên kết xuất bản, thiếu kinh nghiệm, bị người phát hành chiếm dụng vốn, trả tiền dây dưa, tiền bị mất giá, coi như thất bại. Tôi không làm xuất bản sách nữa mà thử chuyển sang làm tập san, tạp chí bằng cách thuê manchette. Khi tổ chức bài vở lúc nào tôi cũng mời Trương Đạm Thủy viết bài cộng tác. Nhưng cái số tôi không có duyên với việc làm chủ biên, chủ bút nên làm tờ nào cố gắng lắm cũng được mấy tháng, một năm là “tự ý đình bản”. Trương Đạm Thủy nói đùa, phải chi Phạm Chu Sa đừng mần chi, để tiền đi nhậu sướng hơn! Thời gian này trưa trưa tôi thường gặp Trương Đạm Thủy ở căn tin Hội Văn Nghệ, 81 Trần Quốc Thảo, nơi anh em văn nghệ thường gọi tắt là Tám Mốt. Chỉ cần rủ, trưa nay tám mốt nhé, là ai cũng hiểu. Anh thường đạp xe đến 81, kêu một bình 2 lít bia hơi đối chứng, đĩa đậu hủ hay đậu phộng, ngồi một mình lai rai đến một rưỡi, hai giờ rồi lẳng lặng ra lấy xe về. Có khi anh ngồi với một vài bạn nào đó. Hoặc tôi đến ngồi với anh uống vài ly.

Nhưng cái duyên giữa tôi với Trương Đạm Thủy còn kéo dài nhiều năm sau. Từ chuyện viết lách tới chuyện lai rai bia bọt. Những năm 1990, khi tôi về báo Thanh Niên thì hầu như tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau khi anh đến tòa soạn đưa bài. Trước đó anh thường xuyên viết bài cộng tác với nguyệt san Thanh Niên do Vũ Đức Sao Biển phụ trách. Sau này anh thường cộng tác với Thanh Niên bán nguyệt san và Thanh Niên Chủ Nhật do tôi phụ trách mảng văn hóa văn nghệ. Anh viết tiểu phẩm trào phúng với bút danh Mặt Buồn. Tôi hỏi sao lấy bút danh lạ vậy để viết trào phúng? Anh nói, cái mặt tui có khi buồn... như mất sổ gạo! Bèn viết truyện trào phúng cho nó vui. Đó là cách anh tự trào. Bởi tuy khá nổi tiếng là nhà văn viết feuilleton ăn khách trên nhiều nhựt báo từ thập niên 1965 -1975, nhưng Trương Đạm Thủy rất khiêm tốn, giản dị, ăn nói nhỏ nhẹ, phong cách bình dân đậm chất Nam bộ... Sau khi nghỉ Thanh Niên, chuyển sang báo nào tôi cũng mời anh cộng tác. Anh thường viết giới thiệu tác giả tác phẩm hay điểm sách, giới thiệu triển lãm tranh... cho báo Giác Ngộ, tạp chí Ngày Nay - do tôi phụ trách phía Nam một thời gian. Năm 2010, Trương Đạm Thủy cộng tác với người bạn thân là nhà thơ Thiên Hà thực hiện tủ sách “Bến Tâm Hồn”. Số đầu tiên “Sài Gòn Ngày Ấy... Bây Giờ” là tuyển tập thơ văn nhạc họa của những văn nghệ sĩ tên tuổi của 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam 1954 - 1975: Bình Nguyên Lộc, Lê Thương, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Hoàng Trúc Ly, Ngọc Linh, Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Văn Bảy, Lương Trường Thọ...

Bất ngờ nhất với anh em văn nghệ là, khi gần bước sang tuổi bảy mươi, Trương Đạm Thủy trở lại làm thơ đều đặn. Trước 1975, Trương Đạm Thủy chủ yếu viết văn, thỉnh thoảng mới làm thơ đăng trên các báo anh cộng tác. Nhưng trong thập niên đầu thế kỷ 21, Trương Đạm Thủy xuất bản liền hai tập thơ: “Thơ tình Trương Đạm Thủy” và “Hát Xẩm Giữa Đêm” (NXB Hội NHà Văn - 2008).

Chép vài đoạn Thơ - Trương - Đạm - Thủy - tuổi - bảy - mươi với nhịp điệu và ngôn ngữ trẻ trung như thưở hai mươi:

“Nghe mùa đông trải tiết xuân / Anh thao thức mấy đêm rừng thu em / Từ con mắt đó trăm năm / Nhìn nghiêng thấu thị tối tăm khuya hờ / Lạc về một cánh đồng khô /cỏ ưu tư… / cỏ ưu tư.../ cũng buồn / Anh nằm nhai cọng yêu thương / Chất thơ nhựa ngọt vô thường chảy xuôi / … Đêm dài nghe gió đẩy đưa / Rừng thu em nắng cũng vừa vàng thôi / Xanh xanh một nhánh cỏ người / Mọc từ hoang vắng đêm phôi phai (Lục bát cuối năm - Cuối đông Mậu Tý)

Và : “Có khi thơ cũng bỏ ta mà đi / Có khi em cũng bỏ ta mà đi / Có khi…/ Ta cũng bỏ ta đi…/ Chỉ còn con đường ở lại với hàng cây và gió / .../ Đâu rồi em / Đâu rồi chập chờn con bướm nhỏ / Lay động sợi tơ trời / Ta giấu kín / Tình yêu trong ngăn tối trái tim / Đêm đến phát sáng như đom đóm trong giấc mơ... “
( Niệm khúc mùa Đông / 2009).

Hoặc:“...Chiếc ly vỡ / Những mảnh thủy tinh rơi vãi trên sàn nhà / Hoa trên bàn nghiêng ngả / Buổi tiệc tàn từ khi nào / Con mèo già tha thẩn bên những mẩu xương / Buồn bã nhìn chiếc bóng hơi treo trên cửa sồ / Khuya rồi sao / Sau lúc 0 giờ có người đi tìm bãi đáp / Có những bàn tay sau gốc cây rủ rê / Người đàn ông muộn phiền / Chuếnh choáng giữa cơn say...”
(Vào Lúc 0 Giờ)

Ở tuổi bảy mươi, Trương Đạm Thủy không chỉ trở lại làm thơ đều đặn, mà còn tiếp tục... nhậu đều đều. Sau khi Hội Văn nghệ TPHCM phá dỡ căn tin 81 - địa chỉ thân thuộc của anh em văn nghệ Sài Gòn, để xây dựng mới, nâng cấp căn tin thành quán cà phê sang trọng, hầu hết anh em “di tản” sang vài địa chỉ mới do chủ căn tin cũ tổ chức, nhưng không “hấp dẫn”, không có sức thu hút nên dần dần tan hàng. Năm 2014, Trương Đạm Thủy hay ghé Hội quán Văn nghệ trong khu cư xá 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Thường trưa trưa chàng “một mình một ngựa” đến uống mấy chai xong lặng lẽ ra về bằng cửa hông. Sau khi Hội quán Văn nghệ giải tán, anh chuyển sang quán Đất Phương Nam - nơi quy tụ được một số anh em. Trương Đạm Thủy vẫn thường ngồi một mình ở chiếc bàn bên thềm quán, ngó đăm chiêu ra khoảnh sân nhỏ...

Rồi một ngày giữa Tháng Mười, 2021 - thời kỳ cao điểm của đại dịch Covid, thầy thuốc Đông y nổi tiếng Đinh Công Bảy - cũng là bạn nhậu của chúng tôi - gọi báo tin lão bạn hiền Trương Đạm Thủy đã lặng lẽ ra đi trên “chuyến tàu chỉ có vé chiều đi”, bỏ lại những bằng hữu thân thiết và đám con cháu trên “sân ga đời sầu muộn”!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 20244:13 CH(Xem: 77)
Mong bạn ta bay đến cõi trời nào đó, tha hồ ngắm nhìn các tiên nữ và ung dung làm thơ, Lữ nhé.
02 Tháng Tư 202411:21 SA(Xem: 273)
Một hồi chuông tan với nhang tàn, thỉnh Chú một đoạn ghé bến Hư Không với Thầy, rồi về đoàn tụ cùng Nam Long, với Sài Gòn thương nhớ!
25 Tháng Ba 202411:34 SA(Xem: 304)
Thái Thanh hát bên Phật Di Đà những lời kinh trong suốt, vô ngôn.
14 Tháng Ba 20245:55 CH(Xem: 387)
Hôm nay là ngày mở cửa mả của anh (31/01 (2024) mà em vẫn chưa thực sự tin là anh đã đi xa.
29 Tháng Hai 20248:09 SA(Xem: 355)
Thơ Phan Xuân Sinh không có những mộng mơ vì đời không cho anh có thời giờ mộng mơ. Anh rất thực tế nên thơ của anh rất đời, rất hào sảng.
18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 608)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
08 Tháng Hai 202410:14 SA(Xem: 586)
Rất nhiều nhạc sĩ tài danh đều bắt đầu bằng tự học, không qua trường lớp đào tạo, và Phạm Đình Chương cũng không ngoại lệ.
25 Tháng Giêng 20249:11 SA(Xem: 896)
Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?
11 Tháng Giêng 20249:16 SA(Xem: 628)
Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi./ Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương.
28 Tháng Mười Hai 202310:56 SA(Xem: 550)
Người ta thường gọi Dương Bích Liên là họa sĩ của Hà Nội.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8863)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17196)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12395)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 707)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1082)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1250)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22547)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14084)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19233)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7943)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8873)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8544)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30774)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20850)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25566)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22950)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21789)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18090)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19302)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24562)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32022)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,