BiBiNgo - Nhạc sĩ Đan Thọ - Cây vĩ cầm đã lặng

12 Tháng Chín 20233:40 CH(Xem: 1163)
BiBiNgo - Nhạc sĩ Đan Thọ - Cây vĩ cầm đã lặng
Vào một ngày của thập niên 1960, khi đang ngồi uống cà phê ở quán La Pagode góc đường Tự Do (cũ), nhạc sĩ Đan Thọ đưa một bản nhạc ông vừa sáng tác, nhưng chưa đặt lời cho hai nhà thơ Đinh Hùng và Thanh Nam. Sau khi xem, thi sĩ Đinh Hùng nói: “Moi (tôi) biết chơi mandoline, để moi viết lời ca cho.” Khi Đinh Hùng hoàn thành lời nhạc, ba người gặp lại nhau. Nhà thơ Thanh Nam đề nghị đặt tên ca khúc là Chiều Tím.

Câu chuyện này được nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn kể lại trong cuốn Bông Hồng Tạ Ơn.

Chiều Tím là một trong 10 nhạc phẩm nhạc sĩ Đan Thọ để lại cho cuộc đời, cũng là ca khúc đầu tiên ông sáng tác từ khi vào Sài Gòn năm 1956. Kể từ ấy, bản nhạc du dương, kết hợp cùng ca từ sang trọng, nhẹ nhàng đậm chất thơ, đã đi cùng năm tháng, qua tiếng hát của ca sĩ thuộc nhiều thế hệ, từ trong nước đến hải ngoại.

Có một câu chuyện khá xúc động về ca khúc Chiều Tím của nhạc sĩ Đan Thọ. Đó là cuối năm 2020, chương trình Thuý Nga Music Box Số 26 do Trung tâm Thuý Nga Paris By Night thực hiện có tên là Chiều Tím. Nhưng sau đó, chương trình này còn có một tên gọi khác: Danh Ca Lệ Thu – Lần Trình Diễn Cuối Cùng. Lý do đây là chương trình cuối của nữ danh ca cộng tác với trung tâm Thuý Nga. Sau đó bà qua đời vì Covid ngày 15 Tháng Giêng năm 2021. Chiều Tím chính là ca khúc bà đã hát trong Music Box 26.

Khi chương trình công chiếu, thì lúc ấy…

“Người xa vắng rồi chiều sang em ơi!
Thương ai hoa rơi lá rơi…

Trong cuộc đời nghệ sĩ của nhạc sĩ Đan Thọ, có lẽ ngoài người vợ tào khang gắn bó với ông suốt cả cuộc đời, thì cây vĩ cầm là bóng dáng thứ hai (duy nhất) gắn với đời ông. Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, “Đan Thọ là người đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc xây dựng nền tân nhạc Việt Nam với tư cách một nhạc sĩ chơi vĩ cầm trước khi sáng tác.”

Dù ngoài vĩ cầm, ông chơi được rất nhiều nhạc cụ khác, đặc biệt là saxo tenor, nhưng vĩ cầm gắn liền với nhiều sự kiện trong đời ông, có thể nói từ những ngày đầu tiên ông bước vào âm nhạc cho đến ngày ông rời cung đàn xưa. Hình ảnh của ông và cây vĩ cầm hoặc cây kèn saxo đã rất quen thuộc, trở thành “biểu tượng” của phòng trà, vũ trường ở Sài Gòn trước 30 Tháng Tư năm 1975.

Cố nhạc sĩ Trường Kỳ từng viết trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 134 phát hành ngày 1 tháng 9 năm 2017: “Louisiana là nơi vợ chồng người con gái ông cư ngụ từ lâu trong khi đáng lẽ gia đình ông phải đi Washington D.C. do một người em của vợ ông bảo lãnh.”

“Đan Thọ lấy lý do sợ cái lạnh của vùng đông bắc Hoa Kỳ nên đã xin với phái đoàn phụ trách sắp xếp chuyến bay để qua sống tại New Orleans trước khi dời qua California một thời gian ngắn sau, trước khi quay trở lại sống ở New Orleans vào năm 1997.

Với hai nhạc phẩm “Red Eyes Are Smiling” và “Lòng Mẹ”, tiếng đàn vĩ cầm của Đan Thọ đã khiến cho những nhân viên Mỹ cũng như Việt của phái đoàn này cảm động để sau đó chiều theo lời đề nghị của ông.”

Cũng theo câu chuyện được cố nhạc sĩ Trường Kỳ kể lại, nhạc sĩ Đan Thọ “đã lặng người đi khi nhìn thấy cây đàn vĩ cầm thân yêu được vớt lên từ căn nhà gồm ba phòng ngủ ngập nước của ông tại New Orleans do trận bão Katrina gây nên.”

Ông đã nhờ nhiều chuyên viên sửa đàn phục hồi cho ông cây vĩ cầm từng gắn bó với cả cuộc đời âm nhạc của mình, nhưng chỉ sửa sang lại được bề ngoài. Cơn bão vô tình và những trận ngập lụt dài ngày đã cuốn trôi âm thanh réo rắt của cây đàn tri âm tri kỷ.

Cố nhạc sĩ Trường Kỳ đã viết: “Cây vĩ cầm quí giá của một đời nghệ sĩ đó giờ đây đang được trưng bầy ở một nơi trang trọng nhất trong cái apartment xinh xắn và gọn gàng có 2 phòng ngủ của cặp vợ chồng già, quấn quít bên nhau từ 63 năm nay. Mỗi lần nhìn cây vĩ cầm quen thuộc, Đan Thọ cảm thấy như cả một dĩ vãng ngày nào hiện về rõ mồn một với ông.”

Cuộc đời một người tỵ nạn, đặc biệt là một nghệ sĩ tỵ nạn, khó trốn được cảnh “trùng dây vỹ cầm.” Để nguôi ngoai theo dòng thời gian, ông học cách hoà âm trên máy tính và quay lại thú vui tao nhã ngày cũ ở Sài Gòn: nuôi chim Hoàng Anh.

Thi sĩ Du Tử Lê thuở sinh thời đã tự hỏi: “Tôi không biết tác giả ‘Tình Quê Hương’ có tìm thấy mối tương quan nào chăng giữa tiếng hót của chim hoàng anh và, tiếng vĩ cầm sớm đi vào ca khúc của ông? Nhưng, tôi trộm nghĩ, cách gì thì nơi thẳm sâu tâm hồn người nhạc sĩ tài hoa, nặng lòng với quê hương này, vẫn mãi là:

“… Chiều hỡi! Đàn nhớ mong nhau, tình thương bắc cầu
Người đi hướng nào? Tìm trong chiêm bao
Tóc bay dài, gió viễn khơi…”

“Tình Quê Hương là một trong hai ca khúc gây ấn tượng nhất của Đan Thọ đối với người nghe,” theo nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.

Số mệnh của Tình Quê Hương, ca khúc phổ thơ của Phan Lạc Tuyên, cũng lắm thâm trầm. Trong cuốn Bông Hồng Tạ Ơn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã viết: “Có một thời gian dài người ta không muốn nghe lại bài hát nữa, mặc dầu phần nhạc của Đan Thọ rất hay. Có thể nói, phần thơ của Phan Lạc Tuyên đã gây oan cho phần nhạc của Đan Thọ. Văn học nghệ thuật của chúng ta, trong nửa thế kỷ qua, gặp phải nhiều sự khốn khó, rắc rối vì không thể nào tách ra khỏi những ràng buộc chính trị.”

Nhạc sĩ Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 Tháng Sáu năm 1924 tại Nam Định. Trong những năm từ 1936 đến 1942, Đan Thọ theo học chữ và học nhạc tại trường Saint Thomas D’Aquin. Qua năm 1942, ông bắt đầu theo học về hòa âm và sáng tác với các giáo sư Tạ Phước và Vũ Đình Dự cho đến năm 1945, là năm ông bắt đầu đàn violin cho phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cũng ở Nam Định.

Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông để lại không quá 10 tác phẩm, trong đó nổi bật nhất là hai ca khúc Tình Quê Hương và Chiều Tím. Nhạc phẩm cuối cùng ông sáng tác là bài Dương Cầm, 10 năm sau khi ông định cư ở Mỹ. Cảm hứng để ông cho ra đời tác phẩm này là khi ông nhìn thấy cô cháu ngoại thân yêu đang lướt 10 ngón tay xinh trên phím đàn. Nhiều năm sau, khi cô bé ấy, đã trở thành ký giả YLan Mùi kết hôn, cũng là lần cuối cùng ông đệm và hát ca khúc Chiều Tím trong tiệc cưới của cô.

The last time I heard my grandfather play for me was at my wedding. He graced us with his most famous song, Chiều Tím. It felt like his eyes were on me the entire time despite the crowd of friends and family around us. He was serenading me one more time, reminding me of the idyllic days of my childhood, the music that always bound us together and the love that will last long after the last notes fade away”

“Lần cuối cùng ông ngoại đàn cho tôi là trong lễ cưới của tôi. Ông đã tặng chúng tôi bản nhạc nổi tiếng nhất của ông: Chiều Tím. Dường như đôi mắt của ông hướng về tôi suốt trong những giây phút ấy, dù có rất nhiều bạn bè, và gia đình thân thuộc khắp chung quanh. Ông đã đàn để tặng tôi một lần nữa, làm tôi nhớ lại những tháng ngày kỳ diệu của tuổi thơ, nguồn âm nhạc đã luôn mang ông và tôi đến gần với nhau, và tình yêu thương còn mãi sau khi những nốt nhạc cuối cùng lịm tắt.” – YLan Mùi.

Ngày 4 Tháng Chín, 2023, tại thành phố Houston, Texas, dây vĩ cầm đã lặng. Ông ra đi mang theo “tình quê hương.” Nhưng chắc chắn, tiếng đàn của ông sẽ mãi réo rắt trong dòng chảy âm nhạc của người Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Tám 20248:25 SA(Xem: 172)
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông.
22 Tháng Tám 20249:28 SA(Xem: 162)
"Khi Cuộc Tình Đã Chết" thơ Du Tử Lê, Phạm Đình Chương phổ nhạc, vẫn cứ là một trong những tình khúc đạt nhất của ông và của chung những tình khúc Việt Nam nữa.
12 Tháng Tám 20248:55 SA(Xem: 216)
Vĩnh biệt Bụi Đời thi sĩ Trần Thoại Nguyên!
10 Tháng Tám 20243:53 CH(Xem: 204)
Buổi ghé thăm anh chị lần này đã để lại trong tôi một xúc động đặc biệt.
22 Tháng Bảy 20242:48 CH(Xem: 701)
Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, nhưng gốc gác người Thừa Thiên - Huế.
27 Tháng Sáu 20244:38 CH(Xem: 446)
Trong dòng nhạc trữ tình, có lẽ ca khúc “Tình Lỡ” của nhạc sĩ Thanh Bình qua tiếng hát Khánh Ly đủ làm mê đắm lòng người.
17 Tháng Sáu 20249:02 SA(Xem: 425)
Anh là một tác giả thành tựu, trong cả hai lãnh vực văn học và hội họa.
13 Tháng Sáu 20242:34 CH(Xem: 484)
Một con người trông hài hước với những câu nói sáng giá bất ngờ
09 Tháng Sáu 20248:18 SA(Xem: 598)
Người gái ấy 23 tuổi, còn người trai chỉ mới 18. Họ là hàng xóm của nhau,
03 Tháng Sáu 20248:31 SA(Xem: 517)
Có thể nói nhạc sĩ Xuân Tiên là đại diện duy nhất của thế hệ nhạc sĩ tiền chiến đúng nghĩa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20360)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15326)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17168)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9847)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18240)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4729)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1497)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2014)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1915)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23255)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19811)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8603)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9611)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9076)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31491)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21390)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26294)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23721)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22504)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20606)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18771)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19911)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17522)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16654)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32857)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35456)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,