KHÁNH TRƯỜNG - Họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Nghiêu Đề

21 Tháng Mười Hai 20231:37 CH(Xem: 562)
KHÁNH TRƯỜNG - Họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Nghiêu Đề
Tôi định sẽ viết một bài rõ... hay về Nghiêu Đề, một trong vài họa sĩ Việt Nam tôi rất mực yêu quí, mến mộ. Nhưng (lại nhưng!!!) độ này sức khỏe tôi coi bộ có vấn đề. Đầu óc lúc nào cũng phiêu phiêu, không sao tập trung tư tưởng, thể xác thì nay đau, mai ốm, chả ra làm sao, ngồi mươi phút lại lăn xe ra cửa sau, nhìn mấy chậu hoa của bà xã sắp hàng dài ngoài patio, và nghĩ vớ vẩn!
Nên... định mãi vẫn không viết được. Thôi thì lỡ hứa, viết nhảm vài dòng, mong các bạn rộng lượng.
*
NGHIÊU ĐỀ
*
Về Núi Thăm Người

Gửi Khánh Trường thời rong chơi ca múa

Ngày rạng - chút hơi sương trên đá
về trời theo con nắng sớm mai
núi ở Imperial cao ngất
ngồi dưới đất nầy ta biết núi cao
đá dựng - vút đỉnh trời - đá dựng
từ im hơi đã mây ngàn năm
con ốc thở hết đời sóng vỗ
giấu trong lòng đá, biển mênh mông
cây đau lá bỏ mình từng buổi
cái Bống còn xương trắng chẳng tan
nửa đêm thân hóa vàng rạng rỡ
tưởng mặt người đỏ nến hồng soi
đêm lóng lánh những đồng xu cũ
bỗng lưng đầy âm tiếng vang xưa
thời đỏ đôi nụ hồng trên ngực
cây vương trời lá ngóng chân vua
Sài Gòn Thứ Bảy nạm châu ngọc
chân bước về xóm ngõ vi vu
ngoại ô rơm óng mùa gặt mới
lót ổ ta nồng ấm hơi người
kinh đen nước quẩn quanh thành phố
gót rực hồng khi bước chân qua
người lóng lánh đạp xe lóng lánh
đất trời theo dõi miết nan hoa
ghế đẩu, uống cà phê với nhau
ở Phú Lâm thời tên bay đạn lạc
môi vẫn nhiều như lá trên cây
giăng mắc lốì đi về thơm ngát
ở chân cầu xa lộ đêm hè
gió con trẻ thả rong ngoài nội
những cánh dừa đêm - những cánh dừa đêm
dịu dàng giấu tiếng người đang thở
cỏ mềm ngậm một chút sương ưđt
dụi đầu mê ngủ giấc thật thà
sáng mai thức, mặt trời lên mặt
phấn hoa còn bay miết đêm qua
mắt trách móc dậy nồng nàn cũ
chỉ mình ta riêng biết với nhau
Ngã Bảy, biệt đãi người, Ngã Bảy
giấu trong trời này hạt mưa sa
hạt mưa ở nơi nào chẳng biết
có về thăm lều cỏ ta chưa
hạt mưa ở nơi nào chẳng biết
vệt hồng đào - rượu cưới ta xưa
đi trên đường Minh Mạng buổi chiều
soi mặt đám đông người kẻ chợ
lửa thuốc dài đom-đóm-đêm-hè-phố
thuở làm vua từng đốt hết Sài Gòn
đứng trên bục giảng đường vừa tan
cầm chắc nụ hôn người lẫm liệt
lộc mở toang rừng mới tinh khôi
đi hành lễ thành thân cùng nguyên đán
lộng lẫy ta thời-rong-chơi-ca-múa
dấu riêng in hồng ngực đám ôn nhu
mỗi gốc cây ta một trời nhật nguyệt
thắp mặn nồng rạng rỡ bạn bè xưa
chỗ nước xoáy chân cầu Kinh sâu
trăng sa chân đắm chìm đáy nước
cũng sa chân em nụ hôn đầu
hoảng hốt mở tay thời thương khó
con nước dậy qua cầu Bình Triệu
đổ hoang mang đám lục bình trôi
lá dăm cung cúc hoài mong ngóng
gió nào bay cây cải về trời
đi trên đường Nguyễn Huệ buổi chiều
xao xác cánh én bay về tổ
chiều tan theo từng cánh én tan
ta cũng mất tăm hơi từ đó
Sài Gòn ngồi bệt dưới mặt đất
những ngày ta nín thở qua sông
Sài Gòn dẹp lép dưới mặt đất
bóng dần tan ra biển mù tăm
đập thịt xương ngươi vào đá núi
chẳng âm vang gì tiếng thở than
ông Bụt đã ra người thiên cổ
cái Tâm giờ đã bỏ đi hoang
khuya khoắt có khi trận gió nổi
lòng ốc kêu đòi bến bãi xa
lá trạng nguyên thổi lửa bừng phố thị
về chờ trăng có buổi đi qua
ngày rạng chút hơi sương trên đá
về trời theo con nắng sớm mai
núi ở Imperial cao ngất
ngồi dưới đất này ta biết núi cao
Chocolate Mountain tảng kẹo lớn
trầm tích người ôm ngủ thảnh thơi
ngàn năm sau nếu hoa dại mọc
kể như ta tặng dữ cho người

Nghiêu Đề

Như mọi weekend, vừa uống xong ly cà phê sáng, nhìn ra đường, đã thấy vợ chồng Nghiêu Đề dừng xe sát lề, trước nhà. Chàng mở cửa xe xuống trước, chờ vợ tắt máy, xem lại dung nhan qua kính chiếu hậu, xuống sau. Chị Giang bước lên con đường nhỏ tráng ciment vào nhà, chàng một tay đút túi quần, lửng thửng theo sau. Nhìn cái dáng tong teo, mái tóc đốm bạc, hình như không bao giờ đụng đến lược giương, chiếc áo da màu vàng đất bất ly thân cũng hình như chưa bao giờ tốn tiền hấp tẩy, hai khủy tay lên nước bóng lưỡng, và nhất là cổ áo, eo ơi, đóng dày một lớp cáu bẩn, tôi nói với Oanh, vợ tôi,

“Em coi Nghiêu Đề kìa, lười đến độ đi đâu cũng bắt vợ lái xe!”

Oanh nói,

“Xưa nay vẫn vậy, ai mà không biết.”

Riêng khoản lười, tôi nghĩ Nghiêu Đề xứng đáng được xếp vào danh sách top mười theo đánh giá kiểu Mỹ.

Một lần tôi và họa sĩ Nguyên Khai triển lãm chung ở San Jose, ngày khai mạc có một nhóm đồng nghiệp từ San Diego, Quận Cam lên chơi, nhân tiện chúng tôi rủ nhau đi San Francisco ăn cơm Tàu, cũng như thăm viếng vài nơi nổi tiếng của địa danh này.
Trước hôm lên đường cả bọn tạm trú trong một Motel bình dân. Sáng ra, lần lượt từng người làm vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo sạch. Sau cùng, đến lượt Nghiêu Đề, chàng thư thả vào restroom. Chỉ 3 phút sau chàng trở ra, nói lớn,

“Xong, mình đi.”

Nguyên Khai nhìn chàng, vẻ ngạc nhiên,

“Mày không tắm, thay đồ à?”

Nghiêu Đề lừng khừng,

“Tắm làm con mẹ gì, thay đồ, tao có mang theo đâu.”

Bấy giờ cả bọn mới để ý, dù đi chơi xa dài ngày, chàng không mang theo hành lý.

Điêu khắc gia Mai Chửng la lớn,

“Vào tắm đi, mày không tắm, cóc cho mày đi.”

Nghiêu Đề đáp tỉnh,

“Nguyên Khai làm tài xế, cho tao đi hay không là quyền của hắn, mày cũng ăn theo như tao, lấy quyền gì cấm đoán?”

Nguyên Khai cười hiền,

“Tha cho hắn đi.”

Và đế thêm,

“Hắn không tắm, nghĩ cũng đúng. Nếu hắn tắm, cáu đất trôi xuống nghẹt ống cống, khổ cho motel.”

Chúng tôi chỉ còn nước cười trừ! Tất cả chả lạ gì bệnh lười của Nghiêu Đề.

Chàng vẽ đẹp, tranh chàng mượt mà, màu sắc êm dịu, đường nét mềm mại, ánh sáng mạnh, bố cục lạ. Nói chung, tranh Nghiêu Đề mang sắc thái rất riêng, không lẫn với bất cứ họa sĩ nào. Nhưng có lẽ Nghiêu Đề là một trong số các họa sĩ có ít tranh nhất. Ít, không phải vì chàng vẽ tệ, càng không phải vì thiếu đề tài, trái lại, bên trong cái dáng vẻ xanh xao, chậm chạp kia là một tâm hồn cực bén nhạy. Đọc thơ, truyện của chàng sẽ thấy rõ điều này. Ít, vì Nghiêu Đề lười vẽ. Thỉnh thoảng tôi xuống San Diego thăm chàng, thấy giữa phòng khách bày cái giá vẽ, trên giá đặt ngay ngắn một khung bố trắng tinh, dưới thảm nhiều ống sơn dầu sắp lớp. Tôi hỏi,

“Sắp vẽ à?”

Nghiêu Đề trả lời mạnh mẽ,

“Vẽ chứ, thợ mộc thì phải cưa bào, mình là họa sĩ, tất nhiên phải vẽ.”

Mười hai tháng trôi qua, một hôm tôi bỗng nhớ ông bạn già, lập tức lên xe vượt trên trăm miles xuống chỗ an cư của gia đình Nghiêu Đề, bước qua ngưỡng cửa, giữa phòng khách vẫn ngạo nghễ chiếc giá vẽ với khung bố rộng trắng tinh! Khác chăng là những ống sơn đã khô, khung bố phủ một lớp bụi mỏng. Tôi hỏi chàng.

“Sao anh chưa vẽ?

Nghiêu Đề cười,

“Lười quá.”

Lười, là căn bệnh mãn tính của Nghiêu Đề. Cu Bi, con trai đầu của chàng nói với tôi,

“Mẹ con thúc bao nhiêu lần, bố vẫn không vẽ.”

Chị Giang từ bếp đi lên, xác nhận,

“Ngày nào tôi cũng thúc ổng vẽ, ổng nghe như vịt nghe sấm. Bó tay.”

Tuy không nói thành lời, nhưng tôi cũng đồng ý với chị Giang. Bó tay thực!

Cho đến ngày ra đi vì căn bệnh quái ác, ung thư, cái giá vẽ, khung bố trắng, những ống sơn khô vẫn yên vị giữa phòng khách!

Ngoài bệnh lười, chàng còn vướn thêm nhiều bệnh khác, điển hình hơn hết là bệnh coi mọi chuyện không hơn con số không. Nghiêu đề chả quan tâm đến bất cứ chuyện gì, tiền bạc, tiếng tăm, nhà cao cửa rộng, xe pháo bảnh bao…, tất cả dường như không dính dự gì đến cuộc sống của Nghiêu Đề, thậm chí có những chuyện lẩm cẩm đến buồn cười. Có lần chàng đến nhà tôi một mình, đang chuyện trò chàng chợt nhớ một việc quan trọng cần gọi về nhà dặn vợ, khổ nổi chàng lại không nhớ số phone nhà, hỏi tôi cũng mù, vì chỉ bà xã tôi nhớ, nhưng bà ấy vừa đi chợ. Loay hoay một lát chàng quay điện thoại bàn sang Canada hỏi một ông bạn số phone nhà của mình! Như chuyện tiếu lâm, nhưng đó là tính cách của Nghiêu Đề, người họa sĩ rất mực tài hoa và cũng rất mực dị ứng với mọi tiêu chí thường tình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 20244:13 CH(Xem: 76)
Mong bạn ta bay đến cõi trời nào đó, tha hồ ngắm nhìn các tiên nữ và ung dung làm thơ, Lữ nhé.
02 Tháng Tư 202411:21 SA(Xem: 273)
Một hồi chuông tan với nhang tàn, thỉnh Chú một đoạn ghé bến Hư Không với Thầy, rồi về đoàn tụ cùng Nam Long, với Sài Gòn thương nhớ!
25 Tháng Ba 202411:34 SA(Xem: 304)
Thái Thanh hát bên Phật Di Đà những lời kinh trong suốt, vô ngôn.
14 Tháng Ba 20245:55 CH(Xem: 384)
Hôm nay là ngày mở cửa mả của anh (31/01 (2024) mà em vẫn chưa thực sự tin là anh đã đi xa.
29 Tháng Hai 20248:09 SA(Xem: 354)
Thơ Phan Xuân Sinh không có những mộng mơ vì đời không cho anh có thời giờ mộng mơ. Anh rất thực tế nên thơ của anh rất đời, rất hào sảng.
18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 605)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
08 Tháng Hai 202410:14 SA(Xem: 584)
Rất nhiều nhạc sĩ tài danh đều bắt đầu bằng tự học, không qua trường lớp đào tạo, và Phạm Đình Chương cũng không ngoại lệ.
25 Tháng Giêng 20249:11 SA(Xem: 896)
Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?
11 Tháng Giêng 20249:16 SA(Xem: 626)
Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi./ Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương.
28 Tháng Mười Hai 202310:56 SA(Xem: 549)
Người ta thường gọi Dương Bích Liên là họa sĩ của Hà Nội.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8860)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17195)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 703)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1080)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1245)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22545)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14083)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19231)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7942)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8872)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8543)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30773)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20847)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22948)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21788)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18089)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19301)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16959)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24560)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32021)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,