PHẠM HIỀN MÂY - Tạ Tỵ-Thương về năm cửa ô xưa

25 Tháng Giêng 20249:11 SA(Xem: 896)
PHẠM HIỀN MÂY - Tạ Tỵ-Thương về năm cửa ô xưa
Tạ Tỵ, người ta biết đến ông nhiều hơn với danh nghĩa là một họa sĩ. Nhưng thật ra, ông là người đa tài, ngoài mảng hội họa, ông còn viết văn và làm thơ.

Ông sinh năm một ngàn chín trăm hai mươi mốt và mất năm hai ngàn không trăm lẻ bốn. Sinh và mất của ông đều trên đất quê hương.

Tạ Tỵ là người tin vào định mệnh. Trước khi học vẽ tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, ông thích vĩ cầm và tự mua đàn về nhà học. Sau mấy năm không đi tới đâu, ông bỏ đàn, chuyên tâm vào học vẽ. Thành danh trong nghề vẽ nhưng ông vẫn cảm thấy cô đơn.

Cô đơn vì cảm thấy mình độc hành trong lãnh vực tạo hình. Cô đơn vì sự giới hạn của hội họa trong việc đến với người thưởng thức.

Ngoài cô đơn, Tạ Tỵ còn nhìn ra thế yếu của hội họa là sự bất lực của nó khi đất nước đang có chiến tranh. Không thể nào nói hay kể bằng màu sắc khi có quá nhiều sự việc tác động mạnh và sâu đậm vào tâm cảm của mình.

Biết bao vòng khăn tang. Biết bao góa phụ mất chồng và trẻ thơ mất cha. Biết bao quan tài mà bên trong chỉ là bọc nilon ôm một đống thịt xương bầy nhầy, lẫn lộn trong đó là chiếc thẻ bài người lính. Biết bao cuộc tình trở thành bọt bong bóng thổi từ xà bông. Những đại lộ xác người. Những xe tăng nằm rải rác trên quốc lộ như những nấm mộ khủng long thời tiền sử.

Chỉ văn chương mới có thể khai quật tột cùng những oan khuất chìm sâu.

Đó là lý do, tại sao Tạ Tỵ tìm đến văn xuôi và thi ca.
*

Khi theo học trường Mỹ Thuật Đông Dương, Tạ Tỵ kết bạn với hai người cùng học là Phạm Duy Cẩn và Nguyễn Văn Cao, sau này là Phạm Duy và Văn Cao.

Nhưng người bạn thân nhứt của đời ông chính là họa sĩ Bùi Xuân Phái. Năm một ngàn chín trăm năm mươi ba, Tạ Tỵ đã rủ ông Phái cùng di cư vào Nam nhưng ông Phái từ chối, vì không biết vào trong ấy, lạ nước lạ cái, lạ người lạ cảnh, rồi làm gì để sống, làm gì để có thể nuôi vợ nuôi con.

Hôm ra khỏi trại cải tạo, Tạ Tỵ đã không về Sài Gòn ngay, mà ông ghé đến thăm ông Phái trước. Những người chứng kiến kể lại rằng, ông đứng trước cửa nhà ông Phái, gọi to tên ông. Ông Phái ra, nắm tay ông dắt vào nhà. Ngồi bên nhau hàng tiếng đồng hồ mà không một ai nói nên lời, chỉ dòng lệ ướt nhòe đôi mắt họ.
*

Thơ Tạ Tỵ không lắt léo, không bóng gió, không ám chỉ xa gần. Thơ ông, lời đơn giản, dễ hiểu, dễ cảm. Ngay từ tựa bài, nếu tinh ý, ta cũng có thể đoán trước được nội dung mà mình sắp đọc.

Tâm Sự
Đất khách quê người ngày tháng hết
Ngang trời gió cuốn lá vàng bay
Đã mấy xuân rồi lòng vẫn lạnh
Vẫn buồn như buổi mới chia tay
Bằng hữu bây giờ xa vắng quá
Chả biết ân tình có đổi thay
Muốn viết cho nhau mươi hàng chữ
Mà sao nét mực lại hao gầy?
Tâm tư khắc khoải từng giây phút
Chập chờn ảo ảnh đã quanh đây
Những muốn quên đi cho đỡ khổ
Cầm bằng quá lỡ một cơn say
Nhưng ngựa đất Hồ nghe gió bấc
Lại hí vang trời nhớ cỏ cây.

Ai đã từng xa xứ thì mới hiểu hết được nỗi ngậm ngùi khi phải ly hương. Chẳng ai trên đời mà lại muốn xa cội nguồn, xa người thân, xa nơi mà mình được sinh ra, nơi tuổi thơ của mình, nơi một đoạn đời của mình, gắn bó cùng nó với biết bao kỷ niệm.

Đất khách quê người, chỉ cần buột ra thôi, bốn từ ấy, cũng đã đủ để quặn thắt ruột gan, đủ để nghe vơi đầy thương nhớ.

Nhất là trong những ngày năm hết, tết đến. Lòng cứ nghĩ hoài về những cảnh ấm áp, vui vẻ, sum họp của ba ngày tết thuở còn thơ, còn cha còn mẹ, còn anh còn em. Thế mà, nơi đây, nơi mà mình đang ở đây, ngoài trời, lá vàng vẫn bay từng đợt, từng đợt. Gió cuốn lá vàng hay cuốn cả hồn ta, mà sao nghe lạnh, mà sao cứ mãi một cảm giác chia lìa, như vừa mới đây thôi, khiến buồn não ruột: Đất khách quê người ngày tháng hết / Ngang trời gió cuốn lá vàng bay / Đã mấy xuân rồi lòng vẫn lạnh / Vẫn buồn như buổi mới chia tay.

Buồn cứ mênh mang hoài, chẳng dứt. Những câu hỏi trong đầu, bạn xưa, người cũ, có còn nhớ mình chăng, hay theo thời gian, đã xóa nhòa trong trí. Muốn cầm viết lên để gởi cho người thương, cho người mến, dăm câu han hỏi, mà ngại ngần, không biết phải bắt đầu ra sao: Bằng hữu bây giờ xa vắng quá / Chả biết ân tình có đổi thay / Muốn viết cho nhau mươi hàng chữ / Mà sao nét mực lại hao gầy?

Quên thì không quên được, mà nhớ thì cũng ray rứt, cũng cào xé, nào yên. Từng giây từng phút cái tình hoài hương nó cứ quay về làm khó. Sống ở đây mà cứ mãi nhớ ở kia: Tâm tư khắc khoải từng giây phút / Chập chờn ảo ảnh đã quanh đây / Những muốn quên đi cho đỡ khổ / Cầm bằng quá lỡ một cơn say.
Các bạn có còn nhớ câu chuyện xưa, chuyện của bên Tàu ấy mà, câu chuyện ngựa Hồ hí gió bắc không?

Chèn ơi là nó buồn. Câu chuyện thế này, nước Hồ là nước nằm ở phía bắc Vạn Lý Trường Thành. Một ngày nọ, nước ấy đem cống nạp cho vua Hán Võ Đế một con thiên lý mã. Đến kinh đô Tràng An, thì con ngựa bắt đầu bỏ ăn bỏ uống. Và cứ mỗi lần có ngọn gió từ phía bắc thổi tới là con ngựa lại lồng lên, hí những tiếng buồn thảm.

Như là tiếng khóc vậy.

Từ đó, nói - ngựa Hồ hí gió bắc - là muốn nói đến lòng nhớ cố quốc, nhớ cố hương của người ly xứ: Nhưng ngựa đất Hồ nghe gió bắc / Lại hí vang trời nhớ cỏ cây.
*

Nếu như bài thơ Tâm Sự ở phía trên là bài thơ của Tạ Tỵ, một người Việt Nam, di tản qua Mỹ, nhớ về nước mình, thì bài thơ dưới đây, Thương Về Năm Cửa Ô Xưa, lại của là người từ phương Bắc, di cư vào miền Nam, nhớ về bản quán, nơi sinh ra, nơi được gọi là quê cha đất tổ.

Tự nhiên, tôi cũng phát nghe buồn ngang.

Cái buồn của tôi là do lây từ cái buồn của ông Tạ Tỵ sang. Cảm thương ổng thiệt chớ. Mà xem chừng, đất nước mình, chắc là nhiều lắm, trường hợp như vậy.

Tức là, hai lần di cư, di tản, hai lần thương nhớ. Nếu di cư lần đầu, khiến Tạ Tỵ nhớ về Hà Nội, thì việc di tản lần thứ hai, lại khiến ổng không chỉ nhớ về Hà Nội, mà còn nhớ cả về Sài Gòn nữa.

Kiếp người, chỉ vỏn vẹn một trăm năm. Cả trăm năm ấy, với Tạ Tỵ, chỉ toàn một nỗi nhớ cố hương.

Trong nhiều chục bài thơ của Tạ Tỵ rải rác đăng trên mạng, tôi đọc qua, thấy nhiều lắm những bài nhớ về Hà Nội, nhớ về Sài Gòn. Ở một bài viết nào đó, tôi có đọc, Tạ Tỵ có nói một câu, đại khái, thể chế chỉ là tạm bợ, đất nước, non sông, tình người, mới là mãi mãi:

Thương Về Năm Cửa Ô Xưa
Tôi đứng bên này vĩ tuyến
Thương về năm cửa ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Dền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỡ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa
Cửa Ô ơi, cửa Ô
Năm ngả đường đất nước
Trôi từ vạn nẻo sông hồ
Nắng mưa bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội
Gục đầu nhớ tiếng võng đưa
Có biết chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy xuôi ý đẹp
Có nhớ chăng ai, lệ nào ướt đẫm tình người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về năm cửa Ô xưa… !
*

Cái vĩ tuyến mười bảy ấy mà, đau lòng lắm lắm luôn. Như thân thể bị cắt ngang, máu chảy hoài không dứt. Nào ai có muốn đâu. Phải bị chọn thôi, hoặc này, hoặc kia.

Hoặc này, thì thấy lòng không vui, không thích. Hoặc kia, thì phải bỏ lại rất nhiều, của cải đã đành, còn người thân, làm sao mà đang tâm dứt bỏ?

Những địa danh, những tên gọi trong bài thơ: năm cửa ô xưa, Quan Chưởng, chợ Dừa, cầu Dền, Yên Phụ, Nhị Hà, cầu Giấy, thú thiệt với các bạn, tôi không biết.

Nhưng đọc những câu thơ của Tạ Tỵ, không dưng, tôi cũng dậy lên một niềm yêu mến, một niềm nhớ thương, không rõ.

Nếu cái buồn biết lây sang người khác, thì, cái nhớ cũng vậy các bạn à, nó cũng biết lây. Khi mình đọc thơ mà nhập tâm quá, hoặc, khi bài thơ đó, tác giả viết chân thực quá, nỗi lòng quá, thì mình cũng bị cuốn theo. Nó y như là nỗi nhớ của chính mình, nỗi thương của chính mình vậy đó. Các bạn hãy thử đọc lại, một lần nữa, đoạn này, xem có cảm ra như tôi không:

Tôi đứng bên này vĩ tuyến
Thương về năm cửa ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Dền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỡ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa

Đứng bên này, thương về, cụm từ ấy thôi cũng nghe đứt ruột. Kiểu như là, muốn về thăm lắm mà đâu có được, ai cho về mà về.

Đêm dẫu có tàn thì lối về nhà xưa cũng hiện ra mồn một, trong tim trong óc, khắc sâu trong tim trong óc, quên sao được mà quên.

Những bờ đê hun hút nơi trẻ thơ thả diều, nơi đôi lứa cầm tay nhau đi dạo dưới trăng khuya, những con đường vào chợ lầy lội lúc mưa dầm, những gió về lúc qua cầu nghiêng nón, những màu hoa phượng vĩ và sao trời lấp lánh trên cao - nhớ, và nhớ.

Nhớ biết mấy cho vừa!

Nỗi buồn ban đầu là ít, rồi nó trào ra, tràn ra, mênh mông, khắp khắp. Nỗi buồn không chỉ của riêng mình, một mình mình, mà nó bỗng lớn lao như nỗi buồn của hàng triệu người, gộp lại.

Biết bao là cảm xúc, biết bao là dâng trào, nở ra, phình lớn, rồi lại gom vào, đổ về - lòng Hà Nội. Lòng Hà Nội hay là lòng người, hay cả hai:

Cái hình ảnh gục đầu ấy mà, thiệt là làm người ta xúc động. Gục đầu để khóc ư? Có thể. Gục đầu để được yên tĩnh mà nhớ tiếp ư? Cũng hoàn toàn có thể.
Gục đầu xuống và nhớ tiếng võng đưa!

Thơ Tạ Tỵ hay quá, và đẹp nữa, phải thế không các bạn. Tôi mà có quyền, tôi sẽ đưa những bài như thế này vào trong chương trình học của lứa học trò đang tuổi lớn. Chưa yêu quê hương thì cũng sẽ biết yêu quê hương. Chưa xa gia đình thì cũng sẽ biết quý trọng tình cảm người thân, quý trọng những khoảnh khắc, chỉ được trải qua một lần trong đời, không bao giờ có lần thứ hai đâu, mà phí phạm.

Tình cảm con người, là cái thứ mà qua rồi, thì không bao giờ gặp lại lần nữa!

Câu thơ đẹp như là lời hát, nhẹ nhàng, thanh thoát mà khắc vào lòng thiệt sâu. Có biết chăng ai, có nhớ chăng ai, lặp đi lặp lại, xoáy sâu âm thanh, tiếng cười ngày chào đời, tiếng khóc ngày chia ly, tô đậm hình ảnh, mái tóc chảy xuôi, lệ nào ướt đẫm:

Có biết chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy xuôi ý đẹp
Có nhớ chăng ai, lệ nào ướt đẫm tình người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về năm cửa Ô xưa… !
Khép lại rồi, cánh hoa đời, từng cánh.
Như khép lại cánh cửa tìm nhau.
Giờ đây, chỉ còn có thể - Thương Về Năm Cửa Ô Xưa!
*

Trong hồi ký của mình, Tạ Tỵ cho biết, ông không cầu nổi tiếng từ sự viết văn và làm thơ, bởi những việc ấy, ông làm, không chỉ cho đời mà trước hết, là cho chính ông. Ông gởi bài nhiều cho các tạp chí văn nghệ nhưng ông tâm sự, ông không tham gia vào bất kỳ nhóm văn chương nào.

Bởi vì, ông không thích bè phái. Đọc đến đoạn thổ lộ này của ông, tôi khoái quá chừng chừng. Vì tôi cũng hệt ông. Tôi rất ghét bè phái. Kết bè kéo phái, làm ra việc lợi thì ít mà hại đời, hại người thì nhiều. Sợ nhứt là các nhân danh số đông để cô lập, ép các cô thế vào đường cùng. Với tôi, đó chính là sự độc ác.

Tạ Tỵ rất khẳng khái khi ông nói thẳng, có bè phái là có bao che, để đưa nhau lên và cũng để dìm đối tượng xuống bùn đen một khi không ưng ý. Điều đó thường thấy trong sinh hoạt văn nghệ của người Việt Nam.

Tạ Tỵ quan niệm, làm văn nghệ phải vô tư, độc lập, trong suy nghĩ cũng như trong hành động. Cũng vì thế mà ông thường nghi ngờ sự khen chê của người này với người khác.

Tạ Tỵ nói, ông rất sợ đám đông. Về điểm này, tôi cũng hết sức giống ông. Ông bộc lộ, ông thích sự cô đơn. Sự cô đơn khiến ông cảm thấy tâm hồn ông thư thái hơn, khỏe mạnh hơn. Có cứng mới đứng đầu gió, ngựa hay là ngựa chạy đường dài, ông dẫn lời như vậy.

Ông kết thúc hồi ký bằng một câu viết rất hay, rất thơ: Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?
*

Người như Tạ Tỵ, nếu chỉ đơn thuần khen ông tài hoa, thì kiểu như, mới chỉ là đi ngang, và phớt qua, một cái nhìn thoáng chớp. Tài hoa ư, chẳng nghĩa lý, bõ bèn gì. Ông là một kỳ tài lừng lẫy, độc lập, độc đáo, tràn đầy lòng thương yêu người, thương yêu đất nước. Ông luôn mong muốn được dâng hiến và phụng sự quê hương, cuộc đời, bằng hết những gì ông có thể.

Mẫu mực, nghiêm khắc với chính mình và công việc của mình, Tạ Tỵ, suốt hơn tám mươi năm có mặt trên đời, ông luôn được mọi người chung quanh, từ gia đình đến đồng sự và các bạn văn nghệ, nể trọng tính cách cũng như mến mộ tài năng.

Xin gởi đến ông, một tâm tình chia sẻ, dẫu giờ đây, ông đã về, nơi ấy:

Cho anh giọt lệ tuôn trào
Này đây tâm sự gửi vào hư không.
(Cho Anh - 1971)

Sài Gòn 11.01.2024
Phạm Hiền Mây
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 20244:13 CH(Xem: 80)
Mong bạn ta bay đến cõi trời nào đó, tha hồ ngắm nhìn các tiên nữ và ung dung làm thơ, Lữ nhé.
02 Tháng Tư 202411:21 SA(Xem: 275)
Một hồi chuông tan với nhang tàn, thỉnh Chú một đoạn ghé bến Hư Không với Thầy, rồi về đoàn tụ cùng Nam Long, với Sài Gòn thương nhớ!
25 Tháng Ba 202411:34 SA(Xem: 305)
Thái Thanh hát bên Phật Di Đà những lời kinh trong suốt, vô ngôn.
14 Tháng Ba 20245:55 CH(Xem: 389)
Hôm nay là ngày mở cửa mả của anh (31/01 (2024) mà em vẫn chưa thực sự tin là anh đã đi xa.
29 Tháng Hai 20248:09 SA(Xem: 357)
Thơ Phan Xuân Sinh không có những mộng mơ vì đời không cho anh có thời giờ mộng mơ. Anh rất thực tế nên thơ của anh rất đời, rất hào sảng.
18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 609)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
08 Tháng Hai 202410:14 SA(Xem: 586)
Rất nhiều nhạc sĩ tài danh đều bắt đầu bằng tự học, không qua trường lớp đào tạo, và Phạm Đình Chương cũng không ngoại lệ.
11 Tháng Giêng 20249:16 SA(Xem: 631)
Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi./ Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương.
28 Tháng Mười Hai 202310:56 SA(Xem: 550)
Người ta thường gọi Dương Bích Liên là họa sĩ của Hà Nội.
21 Tháng Mười Hai 20231:37 CH(Xem: 564)
Chàng vẽ đẹp, tranh chàng mượt mà, màu sắc êm dịu, đường nét mềm mại, ánh sáng mạnh, bố cục lạ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8864)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17197)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12396)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19130)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9302)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 709)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1083)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1251)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22549)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14085)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19235)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7944)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8876)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8547)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11121)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30776)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20851)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25569)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22951)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21791)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19847)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18092)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19304)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16963)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16143)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24565)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32024)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34959)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,