Trong sinh hoạt cổ nhạc Việt
Nguyễn Văn Ba, bỏ một đời để sưu tầm, ghi chú những bài ca cải lương, nếu chúng ta có một Vương Hồng Sển đắm chìm trong thanh sắc ẩn tàng dưới những tầng tầng bụi thời gian của tuồng tích hát bội, nếu chúng ta có một Trần Quang Hải đắm chìm tâm trí vào nỗ lực sưu tầm, tìm hiểu công dụng các nhạc cụ cổ xưa thì, chúng ta cũng có một Nguyễn Đình Nghĩa, bậc thầy của các loại sáo trúc và đàn T’Rưng.
Khác hơn những người vừa kể, nơi Nguyễn Đình Nghĩa là một phối hợp tuyệt vời giữa hai con người. Con người nghệ sĩ trình diễn, trung tâm của những ánh đèn nhiều nghìn watts, nơi những tiền trường sân khấu thế giới. Họ Nguyễn đã mang tiếng sáo của anh tới những quảng trường đua tranh quốc tế ngay tự khi anh còn rất trẻ. Nguyễn Đình Nghĩa đã khiến những tên tuổi lừng lẫy, những chọn lọc cử tọa ở những quảng diễn tại Paris, Bangkok, Manila, Singapore, Cambodia, Laos, phải đứng dậy khi anh trình tấu Phụng Vũ, một cổ khúc cổ của triều đình Việt Nam, soạn cho tiêu sáo, bị thất truyền từ hàng trăm năm trước. Anh và những đứa con âm nhạc mang dòng họ Nguyễn của anh, cũng đã khiến cho những cử tọa chọn lọc của những trình diễn quốc tế ở New York, ở Maryland, phải nghiêng mình khi anh độc tấu sáo Mèo, Sáo Tiểu, độc tấu đàn T’Rưng và sáo Ensen cùng với sự phụ họa của những thành viên trong gia đình anh...
Phải nói nghệ thuật Việt
May mắn thay, vinh dự thay cho chúng ta, khi chúng ta có được một Nguyễn Đình Nghĩa và, những đứa con của ông. Chính Nguyễn Đình Nghĩa, với cây sáo cổ truyền của Việt Nam, đã mang lại niềm hãnh diện cho chúng ta, khi ông nhận được giải thưởng cao quý, giải The Indivisual Artist Award, từ tay Thống đốc tiểu bang Maryland, năm 1994, trong một cuộc thi quy tụ hầu hết những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của tiểu bang này, đó là cuộc thi The Best Musician of the Musical Instruments Performance.
Bên cạnh con người nhạc sĩ trình diễn chói lòa tại các sảnh đường nghệ thuật thế giới, Nguyễn Đình Nghĩa còn là một nhạc sĩ có công tái tạo và cải biến những nhạc khí cổ truyền của dất nước Việt
Điển hình, trong thời gian chờ đợi giấy tờ đi Hoa Kỳ, Nguyễn Đình Nghĩa đã bỏ ra 9 năm sống với đồng bào Việt gốc Bahar và Rader ở cao nguyên trung phần để nghiên cứu âm nhạc cổ và những nhạc khí cổ xưa của Việt Nam. Kết quả Nguyễn Đình Nghĩa đã tìm lại được chiếc đàn T’Rưng và, năm 1981, họ Nguyễn đã cải tiến chiếc đàn này, nâng tổng số ống lên con số 51 ống và nhờ thế quãng cách khả dụng của chiếc T’Rưng đã lên tới 4 bát độ.
Nguyễn Đình Nghĩa sinh tại Saigòn năm 1940, trên giấy tờ ghi năm 1943. Vào thập niên 60, ông trở thành giáo sư dậy sáo trúc tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigòn. Sau đó, cũng trở thành giáo sư của phân khoa Aâm Nhạc Truyền Thống, thuộc viện đại học Vạn Hạnh.
Tháng 7 năm 1984, Nguyễn Đình Nghĩa và gia đình tới Hoa Kỳ.
Oâng nuôi tham vọng tìm được và dựng lại toàn bộ chiếc đàn được coi là cổ xưa nhất của Việt
Năm 1996, Nguyễn Đình Nghĩa cho ra đời đĩa nhạc, mang tên: The Magic Flute, Nguyễn Đình Nghĩa & Family in Concert, được báo chí Hoa Kỳ đánh giá là một tác phẩm có giá trị lớn về phương diện trình tấu nhạc cụ cổ truyền Việt Nam.