Đặng Phú Phong, ‘nỗi buồn Tháng Bảy,’ ở được với mai sau?

07 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 10485)
Đặng Phú Phong, ‘nỗi buồn Tháng Bảy,’ ở được với mai sau?


Đặng Phú Phong là tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt VHNT hải ngoại, từ nhiều chục năm qua. Người đọc chú ý nhiều tới những bài viết về hội họa, phỏng vấn văn, nghệ sĩ, của ông.

Nhưng, hai ngọn núi mà họ Đặng không ngừng đau đáu thao thiết chinh phục, lại là thi ca và, văn xuôi.

Đặng Phú Phong chọn “Nỗi buồn Tháng Bảy,” 2014, để dựng thêm một cột mốc mới, cho cuộc trường chinh chữ, nghĩa của mình. Cột mốc đánh dấu lộ trình lao tác tinh thần của họ Đặng, lần này là thi ca và truyện cực ngắn.

Tôi không muốn che giấu rằng, cánh rừng thi ca Đặng Phú Phong, tựa đề “Nỗi buồn Tháng Bảy,” đã mang lại cho tôi, nhiều câu thơ lạ. Những câu thơ, tự thân có nhiều âm vọng riêng; trước đây hiếm thấy ở nơi ông:

“góc phố bỗng dưng như góc núi
chút mây rẽ xuống tóc ai xinh”

Hay, những âm vọng như tiếng hắt, dội những lỡ làng nhân thế:

“tránh dấu hỏi lại rơi vào dấu ngã
con chữ buồn. lạnh cả một vầng trăng”

Hoặc, chói, gắt những cảm nghiệm tử sinh, chấp chới âm, dương giữa đôi bờ hư/thực:

“tro người tốt đất, xanh rừng
bỏ đi quanh quẩn dở chừng chiêm bao.”

Tôi không muốn che giấu rằng, cánh rừng thi ca Đặng Phú Phong, tựa đề “Nỗi buồn tháng Bảy,” đã mang lại cho tôi, nhiều bất ngờ, lớn. Khi họ Đặng sử dụng dấu chấm như những nhát dao “chém” giữa những danh từ, động từ hay, tĩnh từ kép. Như:

 “đêm với ngày mờ nhạt dấu chia. phân”

Dấu chấm họ Đặng “chém” giữa động từ kép “chia phân” là một trong nỗ lực đổi mới, không chỉ ngắt nhịp đi của thơ, hầu làm sáng lên mối tương quan của những từ khép - - Vốn là một trong vài nét đặc thù - - Thực chứng tính phong phú của ngôn ngữ Việt... (Mà) “nhát chém” này, còn đẩy cảm-thức biệt, lìa của khí hậu câu thơ, lên tầng đau đớn, khác.

Chỉ cần một chút chú ý nhỏ, người đọc sẽ nhận được những dấu chấm (cố tình), rất nhiều, trong thơ hôm nay, của Đặng Phú Phong.

Thí dụ:

- “quên hay nhớ. Sài Gòn. em vẫn thế”
- “mưa ở. mưa về. tâm bất định”
- “em. đi. về. vàng hắt giọt sương khuya”
- “đêm. nhìn. ngắm. mảnh đời lỗ chỗ”..

Trái ngược với văn xuôi, chỉ trong một câu thơ Đặng Phú Phong, người đọc có thể thấy nhiều hơn một mệnh đề độc lập.

- Tại sao?

Vì căn bản thi ca vốn có văn phạm, riêng. Nên, người đọc tưởng chừng như những mệnh đề độc lập này, đứt lìa hay chênh vênh giữa ngữ cảnh câu thơ. Nhưng, hiểu một cách nào đó, (thì), những mệnh đề độc lập ấy, vẫn nằm trong một trạng-huống-thi-ca - - Do tính liên lập, tương thông của dòng chảy.

(Tựa chúng ta không thể tách bạch những bộ phận, cơ quan thuộc cơ thể chúng ta như tay, chân...thành những ốc đảo phân ly. Bởi, cách gì, chúng vẫn có chung một cội, gốc).

Tôi cho đây là một lên đường can đảm của họ Đặng.

Tôi cũng không muốn che giấu rằng, cánh rừng thi ca Đặng Phú Phong, tựa đề “Nỗi buồn Tháng Bảy,” đã đem lại cho tôi, nhiều câu thơ lạ. Những câu thơ mà, không phải người làm thơ nào cũng dễ có được:

“không gian đọng thời gian
phật mênh mông nụ cười
em lung linh điệu múa”

Hoặc:

“đôi bàn tay. vỗ lệch bàn tay”

Hoặc nữa:

“đường cười với dấu chân”...

Nếu lộ trình thi ca Đặng Phú Phong là những nỗ lực hay tham vọng vượt qua, xóa bỏ chính mình, để hình thành cho cõi-giới thi ca Đặng Phú Phong một chân dung khác - - (Thì) “độ cồn” ẩn dụ trong “Truyện cực ngắn” của Đặng Phú Phong lại khiến người đọc, chỉ “nhấp môi” thôi, cũng đủ thấy cháy bỏng ruột, gan niềm xót xa xấp, ngửa, chao chát đời thường. Điển hình là những mẩu truyện như “Con chim của Bác Sĩ Tom,” “Đầu cọp, đuôi heo,” “Quên” hay “Đất”:

“Hắn sinh trưởng trong một gia đình nông dân từ bao nhiêu đời. Cha hắn là một người nông dân lam lũ, chất phác, thường nói với hắn: ‘Sống là nhờ đất.’ Hắn không cãi nhưng luôn luôn tâm niệm rằng phải gắng học hành, đỗ đạt để làm việc gì đấy mà không phải nhờ đến đất. Hắn toại nguyện. Trở thành thầy dạy học, hắn thong dong nơi tỉnh thành, tưởng yên một đời công chức.

“Không ngờ đến năm 1975, miền Bắc chiếm miền Nam, hắn di tản sang Mỹ. Không thể học hành trở lại vì nặng gánh gia đình, hắn xin làm các hãng xưởng. Công việc quá bấp bênh vì thường bị lay off nên hắn rất chán nản. Đang cố tìm một công việc lâu dài cho mình thì có người rủ hợp tác mua đất làm nông trại. “Mừng, bắt tay thực hành ngay.”

“Hôm xới mảnh đất đầu tiên để trồng rau muống, hắn chợt sững sờ, nhớ lại câu nói của cha hắn: ‘Sống là nhờ đất.’”

Trong đôi truyện cực ngắn khác, họ Đặng cũng ném người đọc vào không khí “liêu trai” rất gần với Bồ Tùng Linh. Tựa câu hỏi muôn thuở:

“Thực và mộng, cảnh đời nào đáng sống? Hay đối tượng của kiếp người là gì? ” Là những câu hỏi kèm câu trả lời qua cái nhìn đôi khi táo tợn, ráo hoảnh của Đặng Phú Phong; qua những mẩu truyện như “Trả thù” hay “Nguyễn và Kiều.”

Ở dạng văn xuôi rất gần với thi ca này, Đặng Phú Phong cũng cho người đọc những nhân cách hóa sâu sắc qua các truyện “Một buổi chiều bình thường” hoặc, “Hai quả núi.”

Lại nữa, trong cõi-giới truyện cực ngắn của họ Đặng, còn có những tiểu truyện cùng lúc mở ra nhiều cánh cửa. Mỗi cánh cửa dẫn vào một ngôi nhà, tùy theo cảm-thức từng cá nhân mà, người đọc sẽ gặp được điều mình tiên cảm. Như tiểu truyện “Ba người,” “Trần Thi sĩ”:

Đêm trăng yên ắng vô cùng. Con sâu Hoàng Khuyển của Vương An Thạch trở mình hút mật. Và chờ đợi ngày trở lại của Tô Đông Pha. Thi Sĩ T.V. L. đến bên bụi hoa khóc ngất. Những cái bướu trong cánh tay của Lệ lục cục xẻ da , lăn đùng đến gốc hoa rồi tự vỡ vụn, bón phân cho bụi hoa. Các bông hoa vụt trở nên tươi tốt lạ thường. Mật ngọt tuôn trào lai láng. Những con Hoàng Khuyển trong phút chốc lớn như thổi, to bằng con khủng long, chụp lấy Trần thi sĩ ăn tươi nuốt sống.

“Người thời sau vừa khóc cũng vừa mừng.”

Tới đây, tôi nghĩ đã quá đủ, để tôi phải nói lời chúc mừng nhà thơ/nhà văn Đặng Phú Phong. Ông không chỉ cắm một dấu mốc mới, trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa của riêng mình. (Mà), bên cạnh đó, ông còn để lại nhiều bóng cây...

Những bóng cây chữ, nghĩa, tôi hy vọng, ở được với mai sau.

(Garden Grove, Tháng Tám, 2014)

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 34515)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
26 Tháng Giêng 202512:00 SA(Xem: 31440)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
10 Tháng Giêng 202512:00 SA(Xem: 13203)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
24 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 20822)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
17 Tháng Mười Hai 20249:39 SA(Xem: 10176)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 23738)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 17545)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 19063)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 11511)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 20382)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34514)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31440)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13203)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20822)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10176)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 377)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16198)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6268)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3228)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3605)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20698)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9645)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11003)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9753)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13380)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32822)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22079)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24948)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23856)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21936)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19535)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20879)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18318)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17235)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27055)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34243)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36161)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,