TRẦN CAO LĨNH - Chúng ta đã mất Bình Nguyên Lộc

17 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 4544)
TRẦN CAO LĨNH - Chúng ta đã mất Bình Nguyên Lộc

 

Ông đã thật sự rời bỏ chúng ta hồi 10 giờ đêm ngày 7 tháng 3 năm 1987.

Bình Nguyên Lộc đã thực sự rứt bỏ cõi tạm Sacramento (thủ phủ Cali) nơi quê người này để về chốn vĩnh cửu.

Thật ra tên ông là Tô văn Tuấn sinh ngày 7.3.1914 tại làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Bình Nguyên Lộc chỉ là biệt hiệu, một mỹ danh ký cho những sáng tác phẩm, những bài viết cũng như những công trình sưu khảo về ngôn ngữ Việt Nam vì ông vừa là một nhà văn vừa là một ngôn ngữ học giả.

Lộc là nai, tên một loại thú hiền lành đẹp đẽ.

Bình Nguyên là đồng bằng, bằng phẳng, thoải mái, không gồ ghề. Cái bằng phẳng phì nhiêu hiền hòa của quê hương miền Nam Việt Nam.

Có thể cũng như ước vọng một đời mang cho tên hiệu suốt đời. Nai hiền đồng bằng chỉ muốn được sống êm đềm giữa cỏ biếc hoa thơm nơi quê mẹ.

Sau ngày đất nước chia hai (1954) cũng là bắt đầu những thập niên nở rộ của muôn hồng ngàn tía văn chương nghệ thuật lan tràn và đóng góp vào từ miền Bắc. Bình Nguyên Lộc của miền Nam đã trở thành một đóng góp có cân lượng, một trong những cây bút hàng đầu. Mới tính cho tới vài năm sau 1970 đã có tới ba mươi tác phầm in thành sách với một bản thảo hàng ngàn trang cho một công trình sưu khảo công phu trong việc tìm nguồn gốc tiếng Việt.

Giá trị và cân lượng ấy của Bình Nguyên Lộc càng gấp hai lần quý báu hiện hữu vì miền Nam vốn vẫn là đất hiếm quý văn tài so với toàn quốc.

Từ những giá trị và cân lượng ấy, con người Việt Nam - kể cả những người sinh trưởng ở miền Nam nhưng chỉ sống ở thị thành, nhất là lớp người trẻ - đã có dịp trở về“ ngó lại, nhìn ngắm, thâm cảm, tinh vi tế nhị hơn về diện mạo, lòng dạ, hương vị ngọt bùi, thực chất đắng cay của phần quê hương miền nam tổ quốc qua bao bước gian truân dựng nước, mở nước, giữ nước.

Với những đặc thù rặt miền Nam “miền Nam ròng“ mà chỉ những người như Bình Nguyên Lộc mới có đủ tấm lòng và khả năng mô tả, vẽ lại một cách sống động tinh tế đến như vậy.

Hình như muốn đạt được như vậy rất cần một bản chất bẩm sinh cộng với yếu tố mọc ra từ một thứ phù sa sông Cửu!

Tôi thiết nghĩ mỗi miền đất nước đều rất cần một số người có khả năng và gốc rễ địa phương. Để chúng ta cùng nhau nhận diện được toàn châu thân quê mẹ. Và may mắn thay, ở miền Nam quê hương đã có một Bình Nguyên Lộc ở thời anh và ước mong sau đó...

*

Tôi đã có may mắn là gặp và yêu quý ngay Bình Nguyên Lộc từ ngày vào Nam ấy và nhất là trong dịp đi thu thập tài liệu cho bộ chân dung văn nghệ sĩ Việt Nam.

Thường mỗi khi tới gặp là thấy Bình Nguyên Lộc với bộ bà ba màu mỡ gà, mái tóc với đường ngôi rẽ giữa muôn thuở và nhất là cặp mắt rất hiền mà tinh nghịch sau cặp kính gọng vàng biểu tỏ một vẻ thật trí thức mà giản dị. Dung mạo và cư xử của ông cũng như cặp mắt và y phục. Không kiểu cách như Đông Hồ. Không biểu lộ, xuất chúng, chinh phục quá như Hồ Hữu Tường. Mà nó có một vẻ riêng rất Nai Hiền, rất Bình Nguyên, thấy yên tâm mà gần gụi, dễ thương làm sao! Và, vẫn theo thiển ý, các tác phẩm của ông mỗi mỗi đều mang nét tươi sáng, hóm hỉnh tinh nghịch. Biểu lộ chúng đã được cấu tạo do một nhận xét tinh tế của một khoé nhìn trí thức.

*

Sau 30.4.75, với Bình Nguyên Lộc là một thái độ im lặng hoàn toàn. Trong hơn bốn năm còn kẹt lại, thỉnh thoảng tôi cũng có lại thăm ông tại căn nhà nằm ở một con ngõ đường Cô Bắc. Căn nhà luôn đóng cửa tạ khách, bóng đêm tối nhiều hơn ánh sáng. Và tôi cũng có gặp Bình Nguyên Lộc một lần trong một buổi họp lớn (gần như bắt buộc) của cả văn nghệ sĩ hai miền tại bộ Thông Tin cũ, (đường Phan Đình Phùng). Bình Nguyên Lộc đã ngồi giữa những người anh em quen xưa cũ của anh như Giang Nam (đang làm lớn), Sơn Nam, Thanh Nghị, Vũ Hạnh... Và thái độ Bình Nguyên Lộc rất “biết” đúng lề lối “thứ nhất ngồi lì thứ nhì ít nói”. Tôi biết sau đó đã có nhiều hứa hẹn dụ dỗ, để anh viết lại. Nhưng Bình Nguyên Lộc quả thật đã rất thông minh mà “né” rất hiệu quả bằng một trăm lẻ một lý lẽ rất “hợp tình hợp lý”.

Chính thái độ “né” không thèm đến nắm cỏ non tơ nhử mồi của kẻ thù đã làm cho chúng tôi - những người cùng bi kẹt lại - rất mực kính mến, rất mực tin cẩn.

Và Nai cũng đã phải rời bỏ bình nguyên mẹ lìa cuống rún ra đi, khi mà ở đó quê hương ông và chúng ta hiện nay là nơi mà đến cả cỏ cũng không còn được màu xanh!

Rồi như một bước nhẩy nai ngoạn ngục, 1985 chúng tôi được tin Nai hiền đã đang thong thả giữa một bình nguyên quê người với đoàn tụ con cháu. Và nhất là lại thấy có anh em, có sinh hoạt cũ, có kính trọng, hơn cả có lẽ vẫn là có thoải mái cho mực chảy thong dong xuống ngòi bút, có tự do cho ngòi bút...

Và như cho bõ những tháng ngày bó cẳng, nai bạn ta tung tăng chạy nhảy đây đó. Chỗ nào cần là có bài Bình Nguyên Lộc. Bầu sữa ngon ngọt nai hiền trải khắp mọi báo chí di tản để người người thấy lại cái văn phong lấp lánh sóng nước Cửu Long, nhấp nhô sóng lúa miền Nam. Đã cho tuổi trẻ Việt Nam di tản có dịp hành hương về quê-cha-đất-mẹ qua giòng giòng, trang trang liên tiếp Bình Nguyên Lộc. Nhìn số bài anh viết, nhìn số tài liệu anh moi óc ghi lại thành văn mới ra lò, thấy đó là sức làm việc của người trai tráng chứ đâu có phải nơi một lão tướng đã trên 70 tuổi trời có lẻ.

*

Một ngày tháng 2.1986 nhân có Mai Thảo từ Los Angeles xuống thăm, tôi và Cao Đông Khánh đã được hảo ý của Phạm Văn Kỳ Thanh chở đi thăm được bạn cũ.

Bình Nguyên Lộc tuy có già đi. Dĩ nhiên khí hậu lạnh của vùng Rancho Cordova không cho phép áo bà ba màu mỡ gà mà là áo dạ, khăn quàng nhưng chuyện vẫn rất bốc và cười vẫn rất dòn rất tươi.

Vẫn muôn thuở mái tóc đường ngôi rẽ giữa, cặp mắt tinh nghich sau cặp kính trắng, và cũng như văn chương vẫn hấp dẫn, vẫn dí dỏm dù chuyện quê nhà hay quê người.

Cũng sau đó, vì đôi bên đều thiếu phương tiện di chuyển nên chúng tôi ít thăm được nhau nhưng vẫn giữ được đều thăm hỏi qua điện thoại.

Mỗi lần tiếng nói đều vẫn rành rọt, mỗi lần đều hẹn gặp nhau bằng... phương tiện của bạn hữu.

Cho đến…

Cả ngày chủ nhật 8.3.87 tôi bận ra khỏi nhà. 10 giờ đêm Nguyễn Hữu Nghĩa gọi từ Toronto sang: “Nai hiền đã bỏ cuộc rong chơi chữ nghĩa rồi!” Sáng hôm sau 9.3.87 mới liên lạc trực tiếp được với chị Tuấn (bà Bình Nguyên Lộc). Bệnh áp huyết đã mang anh đi từ khuya hôm 7.3.87.

Người đi như vậy thì thanh thản quá đấy, nhưng thật mất mát quá lớn lao cho những kẻ còn ở lại.

Chúng tôi đang nghĩ đến đám người trẻ tuổi. Họ đang rất cần những người như Bình Nguyên Lộc! Bạn già ta ạ! Họ rất cần một cái gì để bám víu lấy vốn liếng phong phú của quê hương, để cho họ biết yêu dấu nó và cũng sẽ vô vàn tự hào có nó.

Tôi muốn bắt chước lối chơi nhại sửa vài ba chữ trong thơ xưa anh vẫn hay tinh nghịch:

Bác Tô thôi đã thôi rồi
Nước mây đất khách bùi ngùi lòng ta...

Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan.
Thôi nhé! Vĩnh biệt! Nai hiền bạn thiết...

Quê người, San Jose ngày 11.3.87

Trần Cao-Lĩnh



 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
05 Tháng Ba 20233:42 CH(Xem: 392)
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11.11.1943 (Quý Mùi) tại Chợ Mới (An Giang).
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 9855)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 546)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 388)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 376)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 596)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 866)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 1103)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 891)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1103)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31623)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8833)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18301)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4930)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4843)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5785)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5670)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26668)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18472)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21971)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19696)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18241)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15656)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14689)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13962)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28118)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,