PHƯƠNG THẢO - Lệ Thu - Giọng Hát Hoài Niệm

17 Tháng Giêng 20216:13 SA(Xem: 5264)
PHƯƠNG THẢO - Lệ Thu - Giọng Hát Hoài Niệm
blank
Lệ Thu. (Tranh: Đinh Trường Chinh)


Lệ Thu, cái tên tiền định, tiếng hát ròng của tân nhạc Việt Nam, vừa nằm xuống. Buổi tối mùa đông, tin Lệ Thu ra đi, tựa như một giọt nước mắt đang bị đông cứng vì lạnh, bỗng tan chảy ra, rơi nhẹ xuống cuộc đời… Một chia tay, vĩnh viễn, đằm thắm mà sâu, thật sâu, trong lòng người – những người trước đó như vẫn đang chờ đợi một sự mầu nhiệm nào đó có thể xảy ra với Cô trong mùa khổ nạn này. Nhưng không. Lệ Thu ra đi, lần này ra đi thật, vẫy chào như một chiếc lá thu nào đó còn sót lại giữa mùa đông này. Giọt nước mắt kia là Lệ, chiếc lá ấy là Thu. Lệ Thu.


blank


Lệ Thu là ca sĩ hàng đầu của nền tân nhạc Việt ở miền Nam trước 1975. Cô là một giọng hát tiêu biểu của thế hệ Cô trong không khí sinh hoạt văn nghệ miền Nam lúc bấy giờ. Tiếng hát ấy đã cất lên giữa một thành phố hoa lệ, giữa “Sài Gòn ban đêm mở cửa”, của giọng kèn trên đại lộ khuya. Lệ Thu thuộc hàng ca sĩ mà các nhạc sĩ tài năng phải tìm đến để đưa Cô những bài hát mới sáng tác, mong được tiếng hát ấy thổi hồn vào những âm vực đầu tiên đưa họ đến người nghe. Lệ Thu chính là người hát đầu tiên những bài hát xuất sắc của Trịnh Công Sơn, những “Hạ Trắng”, “Xin Mặt Trời Ngủ Yên”, v.v… Lệ Thu cũng đã đưa những bài hát đầy tâm sự của Trường Sa vào lòng người: “Xin Còn Gọi Tên Nhau”, “Mùa Thu Trong Mưa”, “Rồi Mai Tôi Đưa Em”. Lệ Thu gắn liền tiếng hát mình với những ca khúc bất hủ của Việt Nam như “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy), “Mắt Biếc” (Cung Tiến), “Thu Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển), “Tình Khúc Thứ Nhất” (Nguyễn Đình Toàn/ Vũ Thành An), và còn rất nhiều nữa. Điều đó cho thấy một Lệ Thu cực kỳ nhạy cảm với âm nhạc và là người biết xử lý tốt nhất các sáng tác mới. Đó là điều không dễ dàng chút nào, nếu không nói là có thể có phần rủi ro trong sự nghiệp, nếu chọn bài hát không phù hợp. Nhưng hầu như bài hát mới nào, qua giọng  hát Lệ Thu, đều thành công ngoài mong đợi.

Trong một bài viết, Cô nói: “Tôi hay nhớ những chuyện nhỏ như thế bởi chính chúng đã làm nên cuộc đời ca sĩ của tôi, như trường hợp bài Hạ trắng. Nhiều người thích nghe tôi hát bài này, có lẽ họ phải cảm ơn danh ca Hà Thanh đã mách tôi biết anh Trịnh Công Sơn đang muốn gửi cho tôi bài mới. Nhờ đó mà tôi sốt sắng tìm anh Sơn và có thêm một bài hát hay trong “gia tài” của mình”. Từ Lệ Thu, “Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn trở thành một bài hát vượt thời gian. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, về cái “duyên” âm  nhạc, trong cuộc đời ca hát của cô.


blank


Trong không khí văn học nghệ thuật phong phú của Sài Gòn trước 1975,  Lệ Thu là một Juliette Gréco của Việt Nam. Cũng như Juliette Gréco, ngoài tài năng vượt trội trong lãnh vực âm nhạc, Cô còn là người gần gũi với các nhạc sĩ, thi sĩ, văn họa sĩ của miền Nam lúc bấy giờ, thường được họ nhắc đến trong nhạc, thơ, văn chương. Phạm Đình Chương đề tặng riêng Lệ Thu bài hát “Mắt Buồn”, phổ thơ Lưu Trọng Lư. Dù chưa xác nhận, mọi người đều thấy hình ảnh Lệ Thu trong “Nước Mắt Mùa Thu” của Phạm Duy. “Rồi Mai Tôi Đưa Em” cũng là hình ảnh Lệ Thu mà nhạc sĩ Trường Sa đã viết thành, v.v… Hơn thế, bao nhiêu mỹ từ các nhà văn danh tiếng đã dành riêng cho Cô: Duyên Anh gọi cô là “Tiếng Hát Vàng Ròng”, nhà thơ Nguyên Sa gọi đó là “Tiếng Hát Vàng Mười”, còn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng viết: “Lệ Thu – tiếng hát không ngừng chinh phục.


blank
danh ca Lệ Thu & Thái Thanh


Với Lệ Thu, âm nhạc là một định mệnh. Lệ Thu sinh ra để hát những bài hát buồn, rải xuống đời những lời tự sự bằng một giọng hát tròn đầy, trầm lắng, ngọt ngào. Một chất giọng mezzo-alto (nữ trung trầm) hiếm hoi vì sự tròn trịa và âm vực cao, thấp rõ ràng của nó. Tiếng hát Lệ Thu có lẽ dễ đi đến lòng người, dễ đến với đại chúng hơn Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước… Nếu “Nửa Hồn Thương Đau” (Phạm Đình Chương) của Thái Thanh nức nở, cứa thẳng vào vết thương,  thì “Nửa Hồn Thương Đau” của  Lệ Thu đưa ta đi vào phía sâu của thương đau, lui về lại thời gian khi vết thương đó vừa mới bị cắt đau. Vì thế, tiếng hát Lệ Thu là tiếng hát có khả năng gợi lại kỷ niệm một cách lạ kỳ, dễ dàng  đưa người nghe tìm về một chân trời tím ngắt nào đó xa xưa. Người nghe có thể như chìm đắm trong không gian lan tỏa từ tiếng hát cô.


blank
Lệ Thu. (Tranh: Đinh Trường Chinh)


Lệ Thu còn là một con người duyên dáng, trí thức khi trả lời phỏng vấn. Điều đó có thể rõ trong bài phỏng vấn rất hay của Đinh Quang Anh Thái: (*)

ĐQAT (hỏi): Tiếng hát LT đã là cảm hứng cho nhiều cây viết. Nhìn ở khía cạnh nào, thì tựu trung, những nhà văn, nhà báo từng viết về chị đều nhìn nhận rằng tiếng hát LT đã nuôi nấng nhiều ước mơ. Trong cuộc nói chuyện hôm nay tôi sẽ không đề cập nhiều đến LT, trên lãnh vực một nghệ sĩ tài danh, mà xin hỏi thăm chị về đời thường của LT – Chị có thể cho nghe một ngày trong đời của LT hiện nay ra sao?

LT (trả lời): Câu anh hỏi khiến tôi nhớ đến cuốn truyện nổi tiếng: “Một ngày trong đời Denisovich” của văn hào Alexander Solzhenitsyn, trong đó tả về sinh hoạt 24 giờ của một tù nhân khổ sai ở nước Nga dưới chế độ CS – Tôi thì may mắn hơn (cười thoải mái) Denisovich – Sinh hoạt một ngày của tôi giống như mọi người – Sáng dậy, tập thể dục, rồi đi chợ nấu ăn, sau đó trả lời thư của khán thính giả bốn phương, và học hỏi thêm những điều tôi thiếu sót. Tôi còn phải đi thâu băng những bài hát – Như thế là đủ hết một ngày.

Đó là cách trả lời ý nhị của Lệ Thu. Một số những bài phỏng vấn khác cũng cho chúng ta thấy quan niệm của Lệ Thu về cuộc đời, và về lãnh vực của mình – một Lệ Thu nghiêm túc, đầy năng lượng, đam mê với âm nhạc:

Khi hát, tôi không còn thấy ai cả, chung quanh tôi không có ai cả. Tôi chỉ tập trung tư tưởng để hát theo nhịp đập của con tim mình, hát theo niềm hạnh phúc của mình. Tôi hát do những rung động phát ra từ tâm hồn tôi” (Little Saigon Radio, 2003).

Tôi được nghe ở đâu đó rằng, hạnh phúc trong tầm tay mình và hiện hữu ở hiện tại. Quá khứ là gia sản của mỗi người, những gì có được ở hiện tại, dù là không may mắn nhưng tôi luôn bằng lòng với nó. Có câu danh ngôn vầy, hãy khép lại cánh cửa quá khứ và mở cánh cửa tương lai. Thì mở ra và bước thôi. Tôi không nhọc lòng lo lắng những thứ mình chưa biết, chưa trải ở tương lai” (Thế giới An ninh, 2015).

Với tôi, âm nhạc là một phần không thể thiếu của đời sống. Tôi luôn tự hỏi nếu một ngày không có âm nhạc thì tôi sẽ như thế nào. Và tôi không trả lời được” (ZingNews, 2016).


blank


Tiếng hát Lệ Thu là sự hoài niệm của biết bao nhiêu thế hệ. Nó giống như những âm thanh phát ra từ những chiếc máy hát xưa cũ trong lòng mỗi người. Cho dù có nghe giọng hát Lệ Thu của những năm sau này, thì nó vẫn là một giọng hát đã phủ một lớp bụi mỏng của thời gian. Tiếng hát Cô chưa bao giờ bi thảm, chưa bao giờ sầu muộn, bi ai. Tiếng hát ấy chỉ đi thẳng vào trái  tim người bằng những nhịp âm sâu, lắng. Một Lệ Thu làm chủ hoàn toàn bài hát, làm chủ hoàn toàn sân khấu. Một phong cách trình diễn bất biến bao chục năm qua. Cô bước lên sân khấu và cất giọng hát thiên phú của mình, không điệu bộ, không những cử chỉ thừa thãi tay chân. Với Lệ Thu, chỉ có giọng hát tỏa mạnh, vang động đến tim người. Một Lệ Thu điềm đạm và đầy bản lĩnh trong trình diễn. Một phong cách của một nghệ sĩ lớn, một tiếng hát sinh ra để chinh phục khán giả.

Sự ra đi của Lệ Thu, với riêng tôi, như một sự lay thức nhẹ, nhẹ mà đau: chúng ra rồi sẽ còn lại ai từ thế hệ quá tài hoa, quá đa âm đa sắc này? từ Thái Thanh, từ Mai Hương, rồi từ Lệ Thu ra đi … Trong tôi vang lên câu hát thật buồn của Trịnh Công Sơn, “ngồi bên dòng sông sẽ còn ai…” Sẽ còn ai? Chiều nay, cũng như rất nhiều người mến mộ cô, tôi đang nghe lại một loạt các ca khúc kinh điển của Lệ Thu, nghe tiếng hát ấy vẫn đâu đây, vẫn đang “bay trên hàng phố bâng khuâng” này… Tiếng hát cô sẽ còn ở lại, lâu dài. Chắc chắn là như thế.


blank
Lệ Thu. (Tranh: Đinh Trường Chinh)


Nếu được chọn 5 ca sĩ Việt Nam thích nhất, chắc chắn tôi sẽ chọn Lệ Thu. Nếu được chọn 3, tôi sẽ chọn Lệ Thu. Nếu chỉ được chọn 1 người thôi, có lẽ tôi cũng sẽ chọn Lệ Thu. Vì tiếng hát ấy là tiếng hát của hoài niệm, của dĩ vãng, là hơi thở của nhiều thế hệ, trong đó có thế hệ của chúng tôi.

Phương Thảo – Trường Chinh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 202511:06 SA(Xem: 103)
Hôm nay, tay đã hết viết, mắt cũng thôi đọc. Chị có hoá thân bay về vườn cũ,
25 Tháng Ba 202511:07 SA(Xem: 320)
Trong tất cả các ca sĩ Việt Nam, chỉ có một mình Thái Thanh biết hát thôi!
18 Tháng Ba 202510:12 SA(Xem: 8953)
Nghe Thái Thanh lúc nào cũng vậy, phút rất vui cũng như phút thật buồn.
13 Tháng Ba 20252:22 CH(Xem: 472)
Họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, dịch giả Lê Ký Thương cuối cùng đã chọn ngày Lễ Tình Nhân để “dừng bước giang hồ.”
05 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 9713)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
13 Tháng Giêng 20254:44 CH(Xem: 1275)
Đám tang của nhà văn Mai Thảo qui tụ hầu hết những người bạn thực sự yêu thương quí trọng anh,
01 Tháng Giêng 20259:40 SA(Xem: 1202)
Khánh Trường vốn dân Nhảy Dù, chiến đấu tới cùng, dù phải tham chiến trong thế yếu.
24 Tháng Mười Hai 20244:13 CH(Xem: 2129)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
11 Tháng Mười Hai 20242:38 CH(Xem: 726)
Mất mát nhiều quá rồi, tôi không muốn đếm thêm nữa.
26 Tháng Mười Một 20249:39 SA(Xem: 764)
Là Giáo sư Thực vật học của Việt Nam, ông nổi tiếng với bộ sách ba quyển "Cây cỏ Việt Nam" (An illustrated flora of Vietnam, 1999) và quyển "Cây có vị thuốc ở Việt Nam" (2003) cùng do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34412)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31349)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13142)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20777)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10124)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 334)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16144)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6237)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3196)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3543)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20678)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9628)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10981)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9741)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13350)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32801)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22069)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27546)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24921)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23831)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21911)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19511)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20872)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18300)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17230)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27017)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34220)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36154)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,