Thầy tôi / Du Tử Lê
Thầy, hôm nay em uống rất nhiều rượu. Sau giờ làm việc cũng chỉ vì không muốn mìmh thành một cái máy biết đi.
Quán cà phê Hân nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng. Hầu như chúng tôi thường xuyên gặp nhau tại đó. Nhạc Jazz và Classic không thể thiếu bên cạnh ly cà phê đen sệt, điếu thuốc tàn vội, trên từng ngón tay vàng ám khói.
Những người bán thuốc lá lẻ bên lề đường không những họ nhớ tên, mà còn nhớ luôn cả số tiền chúng tôi mua thiếu. Tội nghiệp ông chủ quán cà phê Hân. Tháng nào cũng vậy, chúng tôi thanh toán các món nợ ấy như một thói quen. Dù chỉ trả được phần nào cho tháng trước.
Ngồi trong quán, mỗi người trong chúng tôi luôn đầy ấp những tâm tư dị biệt. Nói dối nhiều, lâu ngày thành thói quen. Có lúc quên cả tên người mình gọi. Ấp úng, chà trộn trong lúc xếp đặt để thêm một lần nói dối, cuối ngày. Với ai đó, nơi một điểm hẹn nào đó. “Yêu dấu”.
Vậy, mà đã ba mươi năm rồi. Yêu dấu Thị Nghè. Yêu dấu Trương Minh Giảng. Yêu dấu La Pagode. Yêu dấu Brodard. Yêu dấu Chợ Lớn... Còn gì để nhớ bây giờ ngoài chuyện đời thường, chuyện thời sự, chuyện văn nghệ và những chuyện tình rời.
Khu trại lính đối diện bên hông Sở Thú. Người lính gác cổng trại không xa lạ gì mỗi lần gặp tôi. Bảng thời khóa biểu treo trên tường. Lê cự Phách, ít khi có ngày bị trực. Chiếc xe Honda, xăng luôn luôn thiếu, cũ kỹ. Tôi luôn chờ Thầy tôi trực tại văn phòng. Là cơ hội, hôm nay chở "yêu dấu" dạo phố. Tôi rất ẩu tả, cố tình quên cả giờ về. Mặt hầm hầm, Thấy tôi chờ tôi mang xe trở lại. Lắc đầu, bất mãn. Cũng chỉ vì “em yêu dấu”.
Hai chúng tôi lại đèo nhau vào Chợ Lớn. Chờ một người quen làm cho Thông Tấn Xả của người Mỹ tại Việt
Một tiệm ăn người Tàu bán hủ tíu. Xa lạ với chính tôi, nhưng họ gần nhau đến độ, có thể cắn nhau qua ánh mắt của người đàn bà đợi sẵn. (Thầy tôi hay cắn, người thầy tôi yêu). Trời chập tối. Chúng tôi đèo nhau trên xe, ra xa lộ rồi rẽ vào làng Báo Chí.
Tôi nhớ Kim Tuấn trong lần gặp lại nhau tại quán cà phê Hân, bạn của thầy tôi. Mập, đen xậm, không có gì ra vẻ một nhà thơ. Tôi yêu thơ Kim Tuấn và trân trọng đối với anh.
Phan Thị Hạnh Tuyền, chạy giặc từ Pleku vào sài gòn. Ngơ ngact, thất thần trên nét mặt xương xẩu. Chân mang dép, mượn của ai đó. Gầy, cao, như một cành tre trụi lá. Đầu ngõ, bên lề là trạm kiểm soát. May sao, tôi đang đứng đó. Biết nhau qua lời kể nhưng chưa hề gặp mặt. Đây văn phòng Lê Cự Phách!
Chung cư Trương Minh Giảng, là những buổi trưa thầy trò tôi thường ghé. Những bữa cơm trưa được bày dọn, chu đáo. Nhưng cũng không kém phần vội vã. Không đủ thời giờ cho tôi mượn đở chiếc xe. Trước ngày mất nước, tháng nào cũng vậy.
Cái hỗn độn, xô bồ của thành phố Sài Gòn nghẹt thở, hình như đã có điều gì báo trước. Trường tiểu học Thống Nhất, nơi tôi đưa và đón Phan thị Hạnh Tuyền lãnh tiền lương hằng tháng của một giáo sư đệ nhị cấp. Tôi hân hạnh được biết Hoàng Thị Ngọ, một nhân vật trong bài thơ nổi tiếng của Phạm Thiên Thư qua sự giới thiệu của cô Tuyền. (Không như mình tưởng).
Năm 1975. Sau làn sóng người Việt
Vì buồn quá, và nhớ nhà vô cùng. Tôi tìm Du Tử Lê trên báo, dù chỉ là một hy vọng mong manh. “ Du Tử Lê, vợ Phan Thị Hạnh Tuyền. Nhận được tin này xin liên lạc... Cần gấp”.
Vài tháng sau, tôi được thầy tôi gọi. Câu đầu tiên, hỏi thăm rất ngắn. Xì nẹc từ đầu đến cuối, vì lời nhắn của tôi... “ Thầy ăn nói làm sao, nếu họ là người đọc được lời nhắn tin này của Thanh?” Lúc đó, tôi “who cares”! chuyện nếu không may có người thân nào đọc được! Thì thêm một lần nữa, ta đổ tội cho nhau. Như bao nhiêu lần chúng ta nói dối cho mỗi cuộc tình thai nghén, đã qua.
Rồi, lại báo chí / Santa Anna. Nguyệt San Quê Hương. Tên tờ báo đầu tiên Du Tử Lê và một số bằng hữu thực hiện. Lúc đó, tôi ở
Từ Đông sang Tây. Thư từ, bài vở, báo chí, tranh vẽ... cứ tiếp tục như thế, lâu ngày thì bỏ mạng. Nội tiền điện thoại longdistance, tháng nào cũng đủ để làm đau bao tử nhau. Tôi đang ở trọ nhà người anh kết nghĩa, bà chị yêu quí vợ của người anh luôn gọi tôi là “Cậu cả” (tiếng người Huế). Mỗi lần nói chuyện, thầy tôi luôn kêu tôi về bên ấy.
Làm báo chung và sinh hoạt với anh em văn nghệ cho vui. Chúng tôi biết tính nhau nhiều lắm. Tôi sợ thầy tôi thì ít, tôi sợ chính tôi thì nhiều. May mà mất nước, nếu không thì cũng rơi rớt đầy nơi.
Nếu, tôi qua
Rồi vắng bặt một thời gian rất dài. Không tâm hơi, biệt tích. Một tờ báo đăng hình đám cưới của Du Tử Lê. Tôi thất vọng!
Trên đời này có bao nhiêu sự ngỡ ngàng, thì trong đó có thầy tôi. Du Tử Lê.
Trên đời này có bao nhiêu người nổi tiếng trong văn chương, chữ nghĩa, làm rạng danh dân Việt. Trong đó có thầy tôi. Du Tử Lê.
Trên đời này có bao nhiêu tiếng cười rộn rã, che dấu nỗi buồn. Trong đó có thầy tôi. Du Tử Lê.
Trên đời này có bao nhiêu người cúi mặt, như chạy trốn một linh hồn. Trong đó có thầy tôi. Du Tử Lê.
Và, cũng trên đời này có bao nhiêu người theo thứ tự ra đi như, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Nguyên Sa, Nghiêu Đề, sẽ còn nhiều người kế tiếp lăn theo vòng quanh sinh tử. Trong đó sẽ có một ngày của thầy tôi. Du Tử Lê.
Tôi sẽ không bao giờ khóc. Tôi cũng sẽ chẳng bao giờ đưa đám. Vì người còn sống, ta đã làm gì được cho nhau?
Nhưng cho dù đúng, hay sai, trân quý hay danh giá bị chà đạp bởi một góc nhìn nào đó, thầy tôi. Vẫn là Du Tử Lê !
“ Có bao giờ em không còn là người Việt
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon.
Ôm yên gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh.
Vũ Đức Thanh /