Đằng sau những câu thơ dễ dãi của Bùi Giáng (Kỳ cuối-06)

06 Tháng Hai 20199:22 SA(Xem: 6049)
Đằng sau những câu thơ dễ dãi của Bùi Giáng (Kỳ cuối-06)

(Tiếp theo và hết)

Trước những tan nát chiến tranh, thất lạc dĩ vãng và hoang mang trước tương lai, đa số con người ngày càng sa lầy trong hố sâu duy lý, bắt nguồn từ Hégel tới những tiêm nhiễm của lý thuyết duy vật biện chứng, khởi dẫn từ Marx, đã đưa họ tới chân tường tuyệt vọng… Họ Bùi ôm ấp hoài bão dựng lại cho mình, cho đời, một thế quân bình giữa lý trí cực đoan và hiện tại bất lực. Nhưng trước mắt thi sĩ, cái không gian riêng tây, hòa đồng thiên nhiên, hồn nhiên từ thuở lọt lòng, đã trở thành vùng biển máu và nước mắt. Dòng thời gian chảy xiết mấy nghìn năm cuốn theo mệnh nước lầm than, từng, có những khoảng khắc thăng hoa, nay chỉ thuần là những con dốc đứng thẳng theo chiều tăm tối! Bùi Giáng buột mất hay chúng ta, nhân loại buột mất cõi trú của tương lai từ sân ga hiện tại:

 

Tìm cố quận xanh mờ thủy nguyệt

Kiếm quên hương khóc bích ngạn đào

Nhung nhớ chết đọa đày biền biệt

Gió một vùng huyễn mộng chiêm bao

(Câu hỏi)

 

Những ray rứt, khoắc khoải của Bùi Giáng khiến ta nhớ tới một Tarrou trong La Peste của Camus. Chiến tranh cũng là một thứ dịch hạch mà hậu quả của nó là những nhát dao chém, những làn roi cay nghiệt quật xuống thân phận con người? Nó trở thành những ám ảnh siêu hình từ tiềm thức, vây hãm đến cả mộng mị chiêm bao của thi sĩ:

 

Những bà mẹ khóc canh thâu

Ngàn năm có biết đất nào nấu nung

Làng kia lửa cháy điệp trùng

Bốn mùa thiêu đốt tận cùng hang con

 

Nếu chúng ta nhìn nhận rằng thơ Thế Phong là thơ của những ai muốn tìm vào sự thật của trạng huống xã hội điên loạn này, thì chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng tiếng thơ Bùi Giáng là thơ của những ai muốn lắng nghe ít nhiều khía cạnh siêu hình (trộn lẫn cùng những bỡn cợt liên quan tới một số người nữ tiêu biểu). Đó là thơ của một thi sĩ vốn bị đời coi như mất thăng bằng trí não!

 

Đúng vậy. Chẳng những thế giới thi ca của họ Bùi bao la mà còn vô cùng phức tạp, hỗn độn. Bên cạnh những câu thơ chứa chất những ảnh hình, tư tưởng thâm sâu, thi nhân còn vô tình hoặc hữu ý, sắp xếp những bài thơ không những ngây ngô từ ngôn ngữ, hình ảnh mà còn lộn xộn đến cả nội dung nữa.


Người đọc dù kiên nhẫn tới đâu, thân thiết với tác giả bao nhiêu chăng nữa cũng không thể chấp nhận những bài thơ lục bát gần với vè, những bài thơ xuôi suốt một hai trang không hề có một dấu phẩy, cũng như ngôn ngữ lủng củng tới độ người đọc có cảm tưởng: nếu viết một vài giòng và không đề tên Bùi Giáng, dám chắc có người sẽ lầm tưởng đó là đoạn thư của một người ít học, lời lẽ nôm na:

Mùa lụt năm nay anh chèo ghe bắt cá hai con cả thảy bỏ vô nồi nướng đủ hai con một lần ăn hết trong miệng hàm răng em tròn như tiêu ớt no nê thiên thần trời cao té xuống cười như nắc nẻ…”

(Hạnh phúc)

 

Hoặc:

 

trời xanh úp mặt nghe tin

thôi rồi em má ri lyn đi rồi

(Trời khóc Marilyn)

 

Hoặc:

 

mở trong nguồn lệ phương tràn

cánh se dâu biển hồng tàn khép xiêm

lệch tà sổ đứt ra xem

mòm con mắt ngó ồ em em ồ

(Ồ em)

 

Hoặc:

 

trăm năm trong cõi người ta

thân còn chẳng tiếc lọ là ô Ri

riêng công chúa nọ Ly Kỳ

là tôi tiếc suốt li bì càn khôn 

(Nhớ Chế mân)

 

Hoặc:

 

ở ngoài em có làn da

ở trong em có một tòa thiên nhiên

tứ chi là cẳng, tay mềm

trăm năm động đậy gọng kềm thiên hương

(Biết sao nói năng)

 

Hoặc:

 

mở hai hàng cỏ thơ ngây

mắt người nương tử đêm dày dạn sương

mở hai hàng cỏ lên đường

liễu in giòng rụng xin nường mở xem

(Tượng số thiên nhiên)

 

Nhưng xét cho cùng thì có dễ chính từ chỗ hỗn độn, lung tung ấy, chúng đã cho ta thấy rõ hơn, khía cạnh tâm thành của họ Bùi. Chính từ chỗ thoạt nhìn, tưởng như yếu kém, khiếm khuyết của thi nhân, lại là cố tình, dụng ý, của Bùi Giáng trước tình huống điên đảo, lênh đềnh chìm nổi linh của đất nước này?

 

Bằng vào những căn tính của con người, trước xã hội đổ nát hôm nay, họ Bùi phủ nhận và cố gắng phá vỡ mọi hệ thống được dựng lên, ngợi ca bởi lý trí hư ngụy, có tính cách xảo ngôn của phong trào duy vật (luôn xu hướng duy linh) mà ông cho rằng đang rơi vào cõi hư vô, với vô thức chạy trốn, quay lưng, tìm nguồn an ủi phù phiếm cho riêng mình. Theo nhận thức của thi sĩ thì , chính những hệ thống, những khuôn mẫu lý trí, máy móc đã đưa con người tới tình trạng phá sản, bầm giập của chủ thể tư duy, triệt tiêu hoài bão tìm về cõi tiên thiên: Lối ngõ giải phóng cho những bế tắc, xung đột tuyệt vọng của những tâm tưởng bệnh hoạn thời đại. Đây cũng là một lý do, không phải để biện hộ cho tiếng thơ mung lung, không đều dòng của Bùi Giáng mà, có thể, chính là chủ đích của nhà thơ(?) Niềm ao ước gần gũi nhất mà ông hằng ôm ấp, mơ ước trở lại, quay về một nếp đời giản dị, tự nhiên như lá trên cây, trăng sao trên trời, nước xuôi chiều gió… Và, chúng ta cũng không nên lấy làm lạ, tại sao thi sĩ có thể làm cả trăm bài thơ chỉ để ca ngợi một chiếc lá, mong thông cảm, chia sẻ được lời chim, hồn hoa vạn vật:

 

Cúi đầu tuân nhận lời chim

Mở hàng môi đỏ của tin cho đời

(cành cong thu đỏ)

 

Hoặc nữa:

 

hai bàn tay ngón tay xin

môi mơ màng đỏ của tin ngực tròn

nghĩa là hơi thở chon von

mở xuân thu sợ hao mòn tiếng chim

quay về ngủ mộng bình nguyên

còn mang trong bụng hình tiên nga ngồi

ngày mai mở mắt ngó trời

còn nghe trái đất suốt đời loay hoay

 

Tưởng rằng xa mà thật gần kề, tưởng khinh bạc mà thật đơn sơ thuần hậu, tưởng giông bão một vòm trời mê loạn mà thật trong sáng mơn man, tưởng không mà là… Cái hư ảo, thâm thúy phảng phất quạnh hiu của tiếng thơ Bùi Giáng ở đó. Cái đáng kể của thơ Bùi Giáng, cũng ở đó. Phải chăng cái vô cùng nằm ngay trong cái đơn sơ mộc mạc? Tiếng nói thơ Bùi Giáng là tiếng- nói-im-lặng-thiên-nhiên? Một thứ vô-ngôn-huyền-nhiệm linh cảm sáng lên từ tiềm thức? Một tiếng nói vượt ngoài tiếng nói? Một tâm hồn đã lẫn tan trong từng thớ gỗ, sớ cây, cọng lá…? Do đấy, ngôn ngữ chỉ còn là những xác hình vô nghĩa? Và lý trí phù phiếm chỉ còn là lớp bụi bám? 

*

Ý nghĩa cuối cùng của tôi có lẽ là lời nhắc nhở thầm cho chính mình:

Hãy bước tới bằng bước chân của gió - Hãy đi vào bằng cửa ngõ cảm thông – Hãy nhìn vào và soi tỏ mặt người bằng ánh sáng của trăng - Hãy trút bỏ những hành lý hệ thống khuôn nếp mà đời đã trang bị cho. Và hãy nhớ:


Khi Khổng Phu Tử hỏi các môn đệ về khát vọng đời sống – Tất cả đều chung một lòng tha thiết kiến tạo xã hội, nâng cao đời sống con người. Chỉ riêng Tăng Điểm khi được hỏi tới đã gõ đàn thưa rằng:

“Tôi muốn mùa xuân mặc áo bông, rủ một bầy trẻ thơ ra tắm mát sông Nghi, trở lên, hóng gió nền Vũ Vu, rồi hát mà về”.

Khổng Phu Tử gật đầu, buồn mà rằng:

“Ta cũng chỉ muốn được như Điểm”.

 

Du Tử Lê,

(Trích “Năm sắc diện năm định mệnh”, NXB Tao Đàn, Saigon, 1965)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 20360)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 15326)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 17168)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 9848)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 18241)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13313)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 20012)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 10131)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 9513)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 34527)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20360)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15326)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17168)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9848)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18241)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4730)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1497)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2014)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1915)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23255)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19811)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8603)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9611)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9077)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31491)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21390)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26295)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23721)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22505)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20606)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19913)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17522)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16655)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25495)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32857)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35456)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,