Nguyễn mạnh Trinh - Thơ Du Tử Lê: Chất ma túy để con người mải miết mộng du

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 3898)
Nguyễn mạnh Trinh - Thơ Du Tử Lê: Chất ma túy để con người mải miết mộng du


Đời sống của những người làm thơ thường lẫn lộn giữa mộng và thực. Bên cạnh những tâm tư chất ngất, những ray rứt tháng ngày, những vết thương chưa liền thịt, những đêm thức trắng mù mây vẫn có trời đất mênh mông, có mưa có nắng và có cỏ có hoa. Đau khổ đôi khi làm mòn cuộc sống nhưng ở một mặt khác có sức lôi kéo của sự cộng hưởng từ những người cùng chung sợi giây đàn rung lên từ trí nhớ, dù là vần điệu bảy chữ hay lục bát để trái tim còn dòng máu trở về chút thơ mộng hiếm hoi của đời lưu lạc vẫn còn được nâng niu từ cõi lòng rất rộng. Trong tình yêu thơ hình như là những hằn dấu riêng biệt cho một người, cho một đời. Nhưng không phải chỉ có thế. Đời sống còn nhiều đa diện, thơ viết cho mẹ già vừa rời khỏi chốn trần gian hay viết cho bạn hữu, cho những người cùng cam chịu cái chát đắng lưu lạc, tất cả vẫn là ngôn ngữ của trái tim, của đời sống bồi hồi trong nhịp bước hối hả của người đi tìm lại xương thịt của chính mình. Với “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu” thơ Du Tử Lê là tiếng nói vọng về từ cảm xúc, của lời dội ngược từ tận thẳm ý nghĩa, dù là Lãm ca, hay Ở chỗ nhân gian không thể hiểu, hoặc Trường khúc Mẹ về biển đông, vẫn chỉ là tâm và lời đồng vọng, của ý tưởng não nề, của chập chờn quá khứ, mờ ảo tương lai, của nắm tay mỏi rời nắm lại rồi buông xuôi tất cả. Thơ chẳng phải là tiếng than, giọt lệ, mà hơn thế nữa ở khổ đau của mắt cạn khô và lòng rã tan, của tiếng hú bi thương đến muôn trùng nhưng thấm dấu trong lồng ngực chuỗi âm thanh cố nén.

 

Những bài thơ viết cho một người có nhân gian là nỗi sầu mênh mông, áo thời gian là nỗi đau cùng mưa nắng. Thơ ở trong trí nhớ, như vết thương của đau cắt chia lìa. Thời gian là tháng giêng hay tháng một, chạp vẫn chỉ là bản mốc cắm lên theo cõi đi của người đi tìm lại hình bóng của chính mình hay chính cuộc đời mình mà đôi khi ngu ngơ trong vô thức như chốn nhân gian kia, thế nhân không thể hiểu thấu. Tình yêu có phải đầy cảnh tượng của người vác thập giá khổ hình hay chính là âm thanh gửi đến nhau của chuỗi ngày hư hao phai tàn. Những nhan đề thơ “mất hay còn chưa hẳn khác nhau đau”, hay “để ngày sau em còn chỗ đi về”,... có phải là lời nhắc nhở của trái tim thống hối, của lời kêu đến biệt thẳm muôn trùng đến chữ nghĩa thét gào.

 

Thử đọc một bài lục bát, trong phần Thứ nhất: Lãm ca của tập thơ, để thấy nỗi buồn quấn quýt, để thấy sông núi chia lìa, để quá khứ, hiện tại là đường tàu đi song song nhưng đã nhập hòa chung điểm đến ở bên kia đời sống:

 

đường trên cao. Dốc dưới đèo

lá ôm vai tôi. Cây treo giữa trời

em về con mắt theo đuôi

hai mươi năm trước, ai ngồi ở đây?

soi bàn tay. Soi bàn tay

thấy gân không máu thấy mây vừa tầm

ngó bàn chân. Ngó bàn chân

ngón ta thương nhất có còn sơn xanh

(Lãm ca năm hai ngàn).

 

Bài thơ bảy chữ khác, bài nắng mưa thứ thất, lại là tiếng nói khát vọng về từ kỷ niệm của ngày tháng trên tiêu điều mưa nắng, của sông gọi núi, của vợi buồn từ hôm nay đến tận ngàn sau:

này yêu dấu thiệt không vầng trán tối

những đường nhăn kẻ đậm tháng năm dài

sợi tóc bạc nói về em dối trá

buổi chiều ai chợt xẻ đứt đôi vai

này yêu dấu thiệt không trưa rất nắng

dỗ đầy sân từng đốm lá tương tư

em đâu biết mùi hương còn ủ lại

giữa tim tôi từ thuở tự giam tù

Thơ lại bước những bước đu giây giữa văn chương và thực tại, giữa máu xương vùi dập và cõi thực nát tan, của những rung động đến chết điếng thịt da. Còn cách thế nào ghi chép lại được thơ hơn giữa bước đi tới hoặc khi ngã xấp xuống vực thẳm, khi thơ là đau buốt chất chồng của chọn lựa giữa suốt trong tinh sạch và đọa lạc nhụa nhầy. Bài của chốn nhân gian lạ lùng của tôi không ai hiểu thấu, của mưa nắng chợt đi chợt đến, của nỗi sầu vô hạn theo gió cuốn của củi than riêng một đời đã đốt. Từ xưa tới giờ đã có nhiều người làm thơ để viết cho một người, viết về một người, nhưng có lẽ ít người có giọng tha thiết như Du Tử Lê. Thơ tượng hình từ da thịt máu xương, như nỗi đau có và chẳng thể rời lìa. Ngôn ngữ thơ không biết chứa bao nhiêu tình huyết của tận tuyệt tột cùng nên đã có vóc dáng của những niềm ước mơ đến từ tuyệt vọng. Phần thứ hai Ở chỗ nhân gian không thể hiểu, thi sĩ đã chuyển đến những đối tượng khác, cho nhiều người và chẳng phải chỉ một người. Thơ gửi đến những người thân gần những bằng hữu đã xẻ chia đời sống. Thơ gửi tri âm với nát tan cuồng nộ, thơ gửi kỷ niệm nâng niu có nơi chốn cũ, có khung cảnh bây giờ. Nhưng dù viết cho ai, nói cho ai, gửi điều gì, ở nơi chốn nào, thơ vẫn là những nung nấu một đời chồng chất, chẳng ai hiểu, không ai hay. Thơ hiếm nỗi vui dù người thơ độc thoại hay đối thoại. Thơ tràn đầy nỗi buồn dù ở Sàigòn xưa cũ hay Cali hôm nay. Gió không phải là gió mát mà sắt se buốt lạnh thịt xương, nắng không phải là nắng thủy tinh long lanh trong mắt mà chỉ là dáng quái chiều hôm lạnh lùng. Cõi thẳm sâu ấy ở liền với một đời và ở cùng với người. Thơ vì thế cũng rung ở trong nhịp tim những vần điệu của đời người không hạnh phúc.

 

ngủ đi. Ngủ với biển trời

ngủ mười năm nữa hãy ngồi dậy chơi

ngủ đi. Ngủ chớ ngậm ngùi

trái tim ta nát ba đời bởi em

ngủ đi. Tóc rụng chân thềm

tháng năm quên lãng buông rèm lìa xa

ngủ đi. Ta đã mù lòa

không trông thấy ảnh không sờ thấy nhau

 

Nhìn quanh bạn hữu: ôi ngựa đã tan đàn cho Từ Công Phụng. Còn tê vết người gửi Đào Quý Châu. Bài chia tay giữa chợ cho Phạm Hữu Độ. Giữa trưa có kẻ cuồng điên khóc, Khánh Trường. Những đời nắng lụn những ngõ lìa xa, kiếp khác, nơi tôi nhỏ máu trong thơ, những tuổi cùng chung vai nỗi buồn như tiếng than hoài vọng lại:

 

ôi chữ nghĩa trở về như khách lạ

vầng trăng xưa ai cắm ngọn cờ

ngay em cũng bỏ tôi, vào cõi khác

lấy ai nhìn tôi nhỏ máu trong thơ

 

hay:

 

sông núi cũ rủ tôi về với đất

bốn mươi năm ngơ ngác làm người

trên thân xác đã mọc đầy móng vuốt

thì nói gì? Sai đúng với ai đây?

 

Thơ của vết máu in trên thập giá, của khổ hình trên vai dài theo bước đi cho hết kiếp người. Kỷ niệm tích chứa một đời rồi như than cũi thành tro và chẳng tượng hình được một nụ cười nào hong phơi ngày tháng lạ:

 

trên tay Chúa dấu đinh ngài bị đóng

cuối đời tôi than củi đã thành tro

em chẻ nhỏ khối tình tôi lỡ gửi

nhóm nổi không một ngọn lửa oan cừu

 

con đường nhỏ nhưng nối liền vô cực

đi mãi rồi, cũng chỉ thế thôi

ai chẳng biết phải không? Người cố nhớ

tự trầm tôi. Gương hắt ảnh ai cười.

 

Có phải cùng lứa bên trời lận đận không mà sao thơ Du Tử Lê gửi đến người chỉ thấy toàn màu đen tối thẳm, đêm tối của cõi âm và tâm tư tan tác cuồng điên. Thiên địa, đất trời, có bên này và bên kia tử sinh, sao chôn chặt hoài nỗi sầu không phai, vần điệu như nhịp thở tê điếng lồng ngực, ngôn ngữ ảo mờ như ngọn nến đỏ soi một cảnh tượng rã tan. Đời mình và đời người, tôi và bạn hữu, những vết thương còn mâng mủ, những đời người tiêu sài hoang phí tuổi xuân, như van tim hở của tháng ngày chờ đợi nghẹt thở, của lúc xuôi tay từ giã đi xa:

 

bạn bảo van tim ta hở

có lẽ. Nên đời mới lún sâu

bao nhiêu oan nghiệt chui vô ống

càng sống càng thêm chặt nỗi sầu

 

Phần cuối tập thơ, là Trường khúc Mẹ về biển đông với bốn đoản khúc: Ngôi nhà trắng, chiếc quan tài và những cây phong ở đường Beach; Những cánh cửa sổ, hồi chuông và buổi sáng; Những bông hoa Birdflower, nắm đất và sự trở lại; Chuyến bay muộn, ký ức và mẹ ở xa. Như một chuyện kể trải từ quá khứ gần đến dĩ vãng xa, từ ngày hôm qua đến buổi hôm nay, tấm lòng của đứa con đem gửi mẹ. Trong trí nhớ, mẹ ngày lìa xa, hôm qua và mẹ hôm nay trong lòng đất có khác gì mẹ ở ngôi nhà có nhiều cửa sổ nằm ven sông Đáy trong thượng nguồn ký ức rất xa. Vẫn là hình ảnh của một đời hy sinh cho con. Vẫn là đôi mắt âu yếm trẻ thơ. Và là bàn tay săn sóc khi con đã trưởng thành. Trường khúc là niềm thống hối nhớ lại, với những người thật chung quanh và cả những sự thật sượng sùng của đời sống. Thơ là chuỗi độc thoại nhưng cũng là đối thoại với cuộc đời, với hư không.

 

Mẹ ở đâu, ở ngôi nhà ven sông Đáy hay trên đường Phúc Kiến, ở cánh cửa ngó xuống những giọt lệ tức tưởi rơi ướt căn nhà đầu Phố Huế, hay căn phố Triệu Việt Vương, Hà Nội hay đường Cát Dài, Hải Phòng, đường Phan Bội Châu, Hội An, trên bến Bạch Đằng, Đà Nẵng, hay ngõ nhà đường Trương Minh Giảng, Sàigòn. Đâu đâu, Mẹ cũng là những bàn tay ấm, dịu hiền, là đau tủi cam chịu nhọc nhằn một mình. Dĩ vãng nhớ lại, có phải là muối xót tấm lòng, là vết thương cứ từng giờ đau nhói:

 

tôi đang đứng giữa hai đầu Nam Bắc

mà con đường xích đạo nối âm dương

mẹ tôi chết từ lâu hay mới chết

ai biết đời cháy đỏ một đêm thâu

...

ngôi nhà như trí nhớ

tiếng quạ như ngày mưa

ai buồn như tổ quốc

hồn sầu như quê xa

ai cũng biết rồi ta về với đất

liệu tôi về có kịp lúc sương đi?

...

khi tôi tới những bông hoa birdflower nở ối

cỏ cây chờ như tượng đã trăm năm

tôi muốn chọn một chỗ nằm bên cạnh

không còn cha môi mẹ máu hoen bầm

 

Thơ có ba phần của một người sao tôi cảm thấy có điều gì kết từ mảnh đời riêng và cảnh ngộ chung. Đọc xong tập thơ, bỗng dưng nỗi buồn lan tỏa trong không gian và tiếng sóng ở bờ biển Santa Monica ở gần nhà vỗ nhịp như đánh thức tôi trong đời riêng ai đó. Chẳng có ai đòi chia xẻ nỗi buồn nhưng sao kỳ lạ, nỗi sầu dưng không cứ mãi len lén trong tâm...

 

Có lẽ một bài đọc sách không phải là những điều diễn dịch từ thơ nguyên bản. Thơ chẳng thể diễn dịch, nhưng sao tôi vẫn hối hả viết theo nhịp cảm của tâm hồn tôi. Thơ lôi kéo tôi, bắt tôi phải viết những điều mình nghĩ. Thì mặc kệ, xá gì diễn dịch với giới thiệu, tôi viết để đêm ngắn lại và niềm thao thức cũng phải cắt ngang theo. Cuộc sống người sao buồn, như tâm tư rối reng không ai hiểu và trần gian kia còn mù mịt giữa thực ảo khó phân biệt có chốn nhân gian nào để có được người hiểu thấu tấm lòng. Thơ Du Tử Lê sao nhiều buốt xót, có phải vì văn chương đã thành ma túy để con người mải miết mộng du...

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

8-89

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8919)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17235)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12429)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19163)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9337)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 744)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1113)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1276)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22596)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14128)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19274)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7980)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8917)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8575)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11169)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30812)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20882)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25617)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22992)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21828)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19898)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18142)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19337)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16998)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16175)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24619)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32072)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34982)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,