Sâm Thương

22 Tháng Giêng 202212:32 CH(Xem: 736)
Sâm Thương


Khuynh Hướng Hiện Thực Xã Hội Trong Truyện Ngắn Sâm Thương

Trong ghi nhận của tôi, sinh hoạt văn xuôi của 20 năm văn học miền Nam có thể chia thành hai khuynh hướng chính.

- Khuynh hướng thứ nhất: Văn chương lãng mạn.

- Khuynh hướng thứ hai: Văn chương hiện thực xã hội.

Nếu không kể thể loại phóng sự, bút ký thì, ở khuynh hướng thứ hai, tiếng là khuynh hướng hiện thực xã hội, nhưng thị phần hiện thực cũng chỉ chiếm giữ khoảng trên dưới 50% mà thôi. Phần còn lại vẫn là tính văn chương, nghệ thuật. Đó là chưa kể các nhà văn thuộc khuynh hướng này, thường “quên” những chi tiết hiện thực, như nơi chốn, địa danh…Để độc giả tự hình dung, suy đoán. Hoặc có thể ứng dụng cho bất cứ một hoàn cảnh, vùng địa lý nào. (Nhất là thể loại truyện ngắn).

samthuong_01_w-content
Nhà văn Sâm Thương


Nói như vậy, không có nghĩa trong sinh hoạt văn xuôi của 20 năm văn học miền Nam không có những nhà văn chủ trương ghi nhận một cách trung thực bối cảnh dựng truyện của họ.

Một trong những nhà văn chủ trương bối cảnh dựng truyện phải cụ thể, có thật, hiểu theo nghĩa từng đi tới, trải qua những ngày tháng sống thực ở những nơi chốn được chọn làm bối cảnh dựng truyện của mình, là nhà văn Sâm Thương.

Khởi viết từ những năm đầu đại học, 1964, tính tới hôm nay, với hàng chục tác phẩm đủ loại, đã xuất bản, Sâm Thương, tác giả của một trong những tập truyện nổi nổi tiếng: “Cõi Người,” chủ trương bối cảnh của văn chương không thể hoàn toàn đi ra từ tưởng tượng! Ông không thuộc lớp “nhà văn thành phố,” “nhà văn phòng trà” theo cách nói của nhà văn Trần Hoài Thư. Ông quan niệm, nhà văn cần nắm vững bối cảnh truyện; trước khi gửi một “thông điệp” hay, tư tưởng, triết lý nào vào phần nội dung.

Trước quan điểm này của tác giả “Cõi Người,” tôi nghĩ, có lẽ cũng nên nói thêm rằng: Cùng lúc với những bước chân dấn sâu trong lãnh vực văn chương, Sâm Thương cũng đã say mê nghiên cứu, học hỏi điện ảnh… (Cụ thể, về sau, ông đã tham gia công tác đào tạo sinh viên ngành diễn xuất và, biên kịch).

Vì thế, khuynh hướng hiện thực đã sớm định hình trong quan niệm sáng tác văn chương của Sâm Thương. Nên truyện ngắn nhan đề “Một tác phẩm nghệ thuật” của Sâm Thương, in lại trong tuyển tập truyện kể trên, đã được văn giới ghi nhận, như thể đó là một thứ bán-hồi-ký hay tự-sự-kể của một người trong cuộc. Mà, tính xác thực (chí ít cũng về phương diện bối cảnh) đã đóng góp phần không nhỏ, đem xúc động đến cho người đọc.

Phải chăng, đó cũng là một trong những lý do “Một tác phẩm nghệ thuật” của Sâm Thương đã được sao lục, in lại trong bộ sách Văn Xuôi Miền Nam, xuất bản bởi Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ. (1)

Được biết, “Một tác phẩm nghệ thuật” (2) được tác giả viết vào tháng 12 năm 1972; khi cuộc chiến miền Nam bị cuốn sâu trong cơn bão tăng tốc khốc liệt! Với những cái chết không thể phi lý, vô nghĩa hơn của đồng bào miền Nam, khi quân đội CS miền Bắc thọc những mũi dùi đẫm máu trên nhiều trận tuyến mà Đông Hà - Quảng Trị, trong giai đoạn này là một điểm nóng chảy sắt.

Câu chuyện mở đầu với một nhân vật xưng “tôi,” được một đạo diễn tên Phú Văn thuê mướn đi quay một đoạn phim tài liệu về trận chiến Đông Hà. Và, nhân vật nữ tên Maggie, người Mỹ, có anh ruột, mới tốt nghiệp đại học West Virginia, bị gọi quân dịch, đưa qua Việt Nam, chết ngay trong cuộc hành quân hỗn hợp Việt-Mỹ đầu tiên ở Tây Ninh.

Bên cạnh ba nhân vật chân vạc này, những nhân vật của thời sự thuở đó, như Trung Tướng Trần Văn Trung, Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã…cũng được đề cập, như những nhân vật phụ, làm nền cho tính hiện thực.

Diễn giải nguồn gốc đưa tới cuộc tình giữa nhân vật xưng tôi và Maggie, tác giả kể, hai năm sau cuộc gặp gỡ lần thứ nhất, liên quan tới cái chết của anh mình, Maggie viết thư hỏi nhân vật xưng “tôi,” nghĩ gì về chiến tranh? Nhân vật xưng “tôi” trả lời:

“… Sau khi đọc xong thư, tôi đã viết cho cô: ‘Tôi rất vui khi nhận được thư của Maggie và hy vọng được gặp lại cô ở Việt Nam. Tôi muốn trả lời câu hỏi của cô, mà đúng ra để trả lời cho chính tôi. Thú thật tôi vẫn chưa chọn được cho mình một thái độ dứt khoát. Phải chăng tôi là một kẻ ngụy tín?…’.

Trong thư, tôi không nói gì về những thay đổi của tôi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn khoa, tôi đã bỏ dạy học và viết báo để theo học một khóa quay phim. Mãn khóa tôi được gửi đi tu nghiệp ở Paris. Trở về, tôi chính thức làm việc tại Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh. Công việc ở đây, ít ra đã không trực tiếp bắt tôi cầm súng. Tôi không muốn bắn vào người anh em tôi bên kia chiến tuyến; cũng như tôi không muốn ngã xuống trước họng súng của họ. Ngoài công việc được giao phó, thỉnh thoảng tôi cộng tác với một vài hãng phim ngoại quốc, nhưng tôi vẫn luôn ấp ủ thực hiện những tác phẩm nghệ thuật của tôi, những phim tài liệu thể hiện nỗi đau của đồng bào tôi đang phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh tàn khốc này…”

Đoạn trích dẫn trên, theo tôi, phần nào phản ảnh thực trạng tâm lý phân vân, ngã ba đường của giới trẻ, trí miền Nam thời ấy!

Cũng với những chi tiết khá cụ thể, ở một đoạn khác, đoạn nói về chuyến đi tới “hiện trường” của cuộc chiến Đông Hà - Quảng Trị, Sâm Thương viết:

“… Sau khi kiểm tra lại máy móc, đồ nghề lần cuối tôi leo lên chiếc xe Citroen cà tàng mà ông Phú Văn mượn hay thuê của ai đó, và tự mình cầm lái. Trên mặt kiếng trước của xe, ông không quên dán chữ PRESS thật rõ. Chúng tôi lên đường đi Quảng Trị. Tôi nhìn lên mặt đồng hồ: 13 giờ 37, ngày 17.5.1972.

“Khi xe chạy qua cầu Trường Tiền, tôi chợt hiểu ra một điều, có lẽ một trong những lý do thúc đẩy tôi nhận lời theo ông Phú Văn ra đây, nó hoàn toàn không mang tính nghề nghiệp. Tôi cứ tưởng tôi không quan tâm đến Huế, không muốn nhắc tới Huế. Nhưng trong tâm thức tôi vẫn khát khao muốn nhìn lại Huế. Huế vẫn là nỗi nhớ, là niềm đau trong lòng tôi. Những tà áo trắng bay bay của các nữ sinh Đồng Khánh trong gió mỗi sáng mỗi chiều tôi đi qua trên đó thuở nào đã luôn khuấy động tâm hồn tôi, chìm sâu trong vô thức.

“Qua các ngả đường, ở đâu cũng thấy quán ăn, tiệm nước, vẫn đông đúc người qua kẻ lại. Nhưng sao khuôn mặt của Huế có vẻ như thất thần, mất máu. Xe chúng tôi chạy giữa con đường thẳng tắp quen thuộc với hai hàng cây cao, cành lá xanh, hoa phượng vỹ đỏ rực, mặt nước sông Hương loang loáng màu bạc trắng. Tôi nhớ khi còn học ở Quốc Học, đã bao nhiêu lần tôi lang thang trên con đường này, đứng dưới chân chiếc lư nhìn mưa bay trên sông, phía sau là cầu Trường Tiền mờ mờ ảo ảo. Bây giờ, cầu bị đánh sập đi mấy vài chưa kịp sửa, chiếc cầu mới dựng lên, án ngữ mất tầm nhìn, như một bức tranh có một lỗ hổng thật lớn. Tuổi trẻ của tôi cũng bị cuốn đi trong cơn lốc của chiến tranh…”

(Như bất cứ đứa con nào của Huế, Sâm Thương viết về nơi chôn ông được sinh ra và lớn lên, với tất cả rung-động-qúa-khứ, sau nhiều năm xa và, những tưởng đã quên được Huế!)

Mạch văn đi tiếp tới một địa danh cũng có thực khác:

“Tới An Lỗ, tôi bắt đầu cảm nhận được thế nào là cái nắng nóng và những ngọn gió nồm nơi vùng đất khắc nghiệt này quất lên da mặt rát bỏng. Mặt đường nhựa sáng loáng như những vũng nước ảo giác giữa sa mạc, là đà bốc khói. Hai bên đường chỉ có cát và cát, cây cối khô héo, hút tầm mắt nhức nhối một màu bạc phếch, nghèo đói, khô cằn… Nhưng sao dân chúng vẫn bám vào đây để sống, để hiện hữu. Cái gì đã níu giữ họ? Vùng đất này không chỉ khắc nghiệt bởi thiên nhiên nóng cháy, bởi giông bão cuồng nộ, mà còn hứng chịu nhiều hơn bất cứ đâu lượng bom đạn của cuộc chiến tranh dai dẳng này…”


Sâm Thương và “Thời Tiết” Truyện

Sâm Thương nâng cấp cái nóng trong truyện của ông tới mức tối đa. Như một thứ “cao trào.” Nhưng nó không phải là cái nóng thiên nhiên. Mà nó là cái “nóng” của bi kịch. Cái “nóng” cháy tan thịt da mỏng manh, tội nghiệp con người!

Đó là đoạn Sâm Thương tả khi chiếc xe chở ông:

“… Tiếp tục chạy về phía Hải Lăng, vượt qua trên đoạn đường dài lỗ chỗ những hố bom, những xác người vương vãi, những chiếc sọ trắng hếu vất vưởng. Bất ngờ ông Phú Văn cho xe ngừng lại. Phía trước, ngay trên mặt đường nhựa có những ụ cát như những chiếc nón, những nấm mồ, cách khoảng vài ba mét một ụ, có đến mấy chục ụ. Tôi ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì. Ông Phú Văn thản nhiên bước xuống xe và quay lại nói với tôi:
Ở dưới những ụ cát đó có thể là mìn, hoặc chỉ để nghi binh…” (3)

Đây là lúc định mệnh lạnh lùng xuất hiện. Hoặc xâu chuỗi kịch tính (quan niệm văn chương với những “cao trào”), được tác giả khai thác để dẫn người đọc bước lần vào “bãi mìn” kỹ thuật truyện của mình:

“... Bất ngờ, phía cuối đường những âm thanh náo loạn dội lại. Một chiếc xe khách, tôi nhìn kỹ nó giống như một chiếc xe khách xuất hiện trên mặt đường, trên xe chất đầy người, những người dân chạy loạn, có lẽ họ từ Hải Lăng vào; ngoài những người ngồi chật cứng trên nóc, những người khác đeo toòng teng vào thành xe và cánh cửa. Tôi hoảng hốt khi nhận ra chiếc xe chạy thẳng về phía những ụ cát. Không kịp suy nghĩ, tôi bỏ máy chạy về phía chiếc xe khách đang trườn tới, đưa hai tay ngăn và hét lên:

- Ngừng lại! Ngừng lại! Nguy hiểm… Không nên chạy qua đó!

Nhưng ông Phú Văn đã chạy theo, nắm tay tôi kéo trở lại:

- Cậu làm gì vậy? Trách nhiệm của cậu là đứng sau máy quay!

Tôi quắc mắt nhìn ông:

- Thế ai trách nhiệm về cái chết của những người đi trên chuyến xe đó?

Ông Phú Văn giận dữ đấm thẳng vào mặt tôi một cú đấm như trời giáng. Tôi đau đớn bật ngửa người, ngồi bệt xuống, hai tay chống lên mặt cát bỏng, tê cứng không cử động được.

Ông nhìn tôi, gằn giọng:

- Tôi trả lời câu hỏi của cậu đây. Trách nhiệm về cái chết của những người đó, chắc chắn không phải là trách nhiệm của tôi hay của cậu. Cậu đừng có ảo tưởng. Đó là trách nhiệm của Thượng Đế, nếu cậu tin có Thượng Đế hay ít ra là của hai phe đang đánh nhau kìa. Tôi không làm chính trị, cũng không làm từ thiện. Tôi làm điều mà tôi yêu thích, đó là nghệ thuật. Ít ra, trong cuộc đời tôi cũng có một công việc để đeo đuổi, để tận tụy và tôi sẽ đi đến cùng mục đích của tôi.

Nói xong, ông thản nhiên lùi lại bên máy quay, đưa mắt vào ống kính điều chỉnh, rồi bấm lên nút tự động của máy, ống kính vẫn chiếu thẳng về phía những ụ cát cuối cùng trên đường nhựa.

Chiếc xe vẫn vô tình tiến tới, rồi những tiếng nổ dữ dội liên tiếp vang lên, những tiếng la hét thất thanh.

Tôi quay lại, chiếc xe đò bị hất bắn lên, những xác người tung tóe văng ra, máu tươi vung vãi.

Tôi nhắm nghiền đôi mắt không dám nhìn thêm cảnh tượng bi thương đang diễn ra trước mắt. Ông Phú Văn vẫn kiên trì và chăm chú bên máy quay.

Tiếng máy vẫn chạy rè rè xoáy vào tai tôi. Bình thường tôi yêu những âm thanh quen thuộc này lắm, bởi vì nó là mơ ước, là khát vọng và là cuộc sống của tôi; nhưng sao hôm nay nó làm tôi đau đớn, phẫn nộ, đầu tôi căng nhức như bị động kinh. Trong cơn hốt hoảng, trí óc tưởng như tê dại, tôi cắm đầu chạy, bỏ mặc ông Phú Văn với những thước phim của ông, một tác phẩm nghệ thuật đang hình thành…” (4)

Sâm Thương kết thúc truyện ngắn “Một tác phẩm nghệ thuật” của ông, bằng hình ảnh vinh quang / nguyệt quế. Bằng nước mắt, vòng tay người tình. Rất “happy ending.” (5) Đúng tiêu chuyển dựng phim của người Mỹ:

“… Khi tôi bước vào nhà hàng Continental, Maggie đã ngồi sẵn chờ tôi ở đó tự bao giờ. Nhìn thấy tôi, nàng đứng dậy, đưa hai tay ôm chặt lấy tôi, như sợ vuột mất. Khuôn mặt nàng như thể được chiếu sáng từ bên trong bởi một nguồn sáng có sức cuốn hút kỳ diệu. Tôi có cảm giác chưa bao giờ nàng cảm thấy hạnh phúc như lúc này. Maggie rưng rưng nước mắt:

- Cám ơn Thượng Đế đã trả anh về cho em.

Không đáp lại lời nàng, tôi hôn lên đôi mắt của Maggie. Khi đã ngồi xuống ghế nệm dài, bên một cái bàn nhỏ, Maggie đẩy tờ Washington Post đến trước mặt tôi, đưa tay chỉ vào cột báo ở trang nhất, bên phải.

Tôi cầm tờ báo lên, đọc qua, bài viết hết lời khen ngợi cuốn phim, cũng như tài năng của ông Phú Văn.

Không ngạc nhiên, tôi đặt tờ báo xuống bàn.

Maggie nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng nàng nửa yêu thương, nửa hờn trách:

- Em đã được mời xem phim. Cuốn phim đã cuốn hút em, tạo ấn tượng rất mạnh đối với em và tất cả những người cùng xem. Thật khủng khiếp! Em không tin nổi những hình ảnh đã quay được. Nhưng em thắc mắc không biết làm cách nào các anh có thể có được góc máy như thế, chiếc xe tung bổng lên khỏi mặt đất, những đôi chân bị cắt ngang từ từ rơi xuống? Và tại sao anh vắng mặt trong buổi chiếu ra mắt?

Sự ân cần của nàng, sự dịu dàng của nàng khiến tôi xúc động. Tôi nắm chặt lấy hai bàn tay xinh đẹp của Maggie và muốn nói, nói tất cả, nhưng có cái gì đó đã làm tôi nghẹn ứ cổ họng, nói không ra tiếng.

Nhưng tôi vẫn cố gắng hết sức, không kềm giữ được:

- Maggie, anh đã trở về đây, nhưng anh không có thước phim nào trong tay để tặng em như anh đã mơ ước. Anh không thể xây dựng tác phẩm của anh bằng chính nỗi đau của người khác..” (6)

Khi ra khỏi câu chuyện, đương nhiên mọi “thời tiết” trong truyện, sẽ trở về nơi nó xuất phát. Nhờ thế, người đọc dễ nhận ra “thông điệp” hay, ẩn dụ tác giả muốn gửi gấm.

Thông điệp rõ nét nhất trong truyện ngắn “Một tác phẩm nghệ thuật” theo tôi là, tùy vị trí, tham vọng…mà, mỗi con người trong chiến tranh (cũng như trong đời thường), sẽ phải chọn lựa trước một tình huống. Đó là sự chọn lựa giữa:

“Nghệ thuật và lương tâm?”

“Tên tuổi cá nhân và sinh mạng kẻ khác?”

Phần tác giả, Sâm Thương, tôi nghĩ, ông đã chọn!.!

Du Tử Lê

(Garden Grove, May 29-2013)

________

Chú thích:

(1)Trọn bộ “Văn Miền Nam” 4 cuốn. Cuốn cuối cùng xuất bản năm 2009. Liên lạc Trần Hoài Thư: tranhoaithu@verizon.net.

(2)Tạp chí Văn Mới, Saigon, tháng 12-1972.
(3), (4), (6): Sđd.

(5) Sâm Thương cũng là tác giả tập sách “Viết Kịch Bản Điện Ảnh & Truyền Hình.” Thanh Niên, XB. In lần thứ hai, Saigon, tháng 7-2012.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20824)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15780)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17446)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10131)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18577)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4988)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1740)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2224)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2133)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23448)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19960)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8763)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9774)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9203)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12168)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31688)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26470)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22703)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20813)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18905)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20052)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17650)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16763)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25728)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33055)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35559)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,