Địa ngục nàng

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4534)
Địa ngục nàng

D-: Có dễ cũng cả năm nay, tôi mới có một buổi sáng tự động dậy sớm như thế này. Hai đêm trước, thức cùng L.G.T., vật lộn với hai tờ báo, tưởng chừng không hoàn tất. Tinh thần tôi căng thẳng. Thân xác mê mê. Đêm khuya khi đứng lên, rời khỏi bàn máy, xương sống cứng đơ, đau buốt. Bước ra sân cỏ, sương đêm là là, hàng rào cao, ngọn đèn đường tít tắp, tôi bước lên nhà trên, cảm giác rất rõ: mọi người đã ngủ. Phải rồi, mọi người đã ngủ. Không còn ai đợi chờ tôi phút này. Cũng không còn ai, không một ai thấy tôi, trong giấc mơ họ. Đời sống, tương lai, vuột dần. Những ngón tay tôi bắt đầu héo khô, bắt đầu nhăn nhúm. Ngay quá khứ cũng ném tôi ra khỏi chúng. Hệt như tôi và quá khứ kia, hoàn toàn lạ mặt.

 

Tôi ngồi xuống, với ly cà phê đặt cạnh. Nắng ấm leo lên từng bậc cấp thềm nhà. Sau lưng tôi, căn nhà vắng lặng. Mẹ tôi ngồi salon, nhìn màn ảnh TV không tiếng. Tôi biết bà chăm chú nhưng sẽ chẳng một hình ảnh nào lọt vào tâm não bà. Tất cả đời sống bà, thuộc về Việt Nam. Đó là xã Vân Lâm, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, nơi tôi được sinh ra đời. Đó là Hà Nội khi người anh cả của tôi trúng đạn máy bay của Pháp, chết ở Thanh Hóa. Đó là con đường Triệu Việt Vương, những đêm hè mẹ tôi nằm trên tấm đi văng khóc thầm, cùng tiếng vo ve của đàn muỗi đói, bám quanh tấm mùng buông thõng; khi chúng tôi đã rơi sâu vào giấc ngủ ngột ngạt. Đó là Hội An, rồi Đà Nẵng. Những ngày đầu di cư. Đó là Sài Gòn khi chúng tôi lớn. Anh D. bỏ học bổng của trường điện Phú Thọ, đi Thủ Đức. Tôi bỏ nhà ra đi. Con đường Trần Hưng Đạo, cư xá Hòa Bình. Hàng cây sao chạy thấu Chợ Lớn, ngược tới Nancy. Đó là Sài Gòn khi anh em chúng tôi thoát đi. Bà ở lại với anh D. trong tù. Chị T. lỡ dở, và những đứa con tôi, mười năm không cha, mẹ.

 

Mấy ngày gần đây, tôi bắt đầu thấy mình sai khi đưa mẹ tôi qua đây. Bà lẫn đến độ không còn nhận ra con, cháu. Sáng nào, mẹ tôi cũng đòi ra vườn bứt lá cam, mà, cứ đinh ninh đó là lá trầu không vàng tươi của cây trầu không, bà trồng trong miếng sân nhỏ ở Trương Minh Giảng. Suốt ngày, bà đòi tôi phải đưa bà đi thăm anh Q., dù ngàn lần chúng tôi nói, không có ai bên đó. Ở đây ai cũng phải đi làm, để sống. Không một ai ở nhà mà, có thể sống được trong cái xã hội này. Mẹ tôi giận lắm. Bà cho chúng tôi là bọn bất hiếu, bất mục. Bà xách giỏ lọm khọm ra đường đón xe... lam. Cuối cùng, không xe lam, bà trở vào nhà quên khuấy chuyện đòi đi. Bà thản nhiên như trước đó, không có chuyện gì hay, trong tâm trí mẹ tôi, bà đã đi xe lam, đã về Trương Minh Giảng, đã bứt lá trầu không, đã đi thăm các dì, các chú của chúng tôi (có người đã chết lâu) và, mới trở lại nhà.

 

Buổi sáng trời đất yên tĩnh. Cỏ cây yên tĩnh. Sự yên tĩnh mang ý nghĩa của hàng triệu thế kỷ đã đi qua như thế. Trời đất triệu năm xưa đã như thế. Chỉ có kiếp người hữu hạn. Chỉ có con người đổi thay. Đời sống đổi thay. Và, tôi một cọng rác, một nhánh lục bình bị dạt xua về một xó góc lãng quên, bằn bặt.

 

Buổi sáng thanh thản, buổi sáng nơi mỗi gốc hồng, gốc cam, miếng sân bị đào, chỗ lồi, chỗ lõm... Nhớ ngày nào mới dọn về, vườn sau um tùm, cỏ cao vượt đầu người, tôi tưới xăng đốt. Sở cứu hỏa hú còi chạy tới... Lòng tôi chùng lại, nước mắt tôi muốn chảy. Đã bảy năm, phải rồi, mới đó, đã bảy năm, phút chốc, đời sống tôi chỉ còn lại những nhánh cây trạng nguyên, khẳng khiu vươn lên, gần chạm nóc nhà, bụi chuối xác xơ, tơi tả. Bảy năm tôi còn lại một mình trong ngôi nhà này. Những căn phòng kia. Những bờ tường nọ. Bảy năm, một chớp mắt. Bảy năm biền biệt, trôi xuôi. Nhiều đêm, cầm hộp thuốc ngủ trên tay, tôi thèm một giấc ngủ dài, một giấc ngủ không bao giờ trở dậy. Nhiều đêm, đứng một mình trong phòng tắm, nhìn mặt mình trong tấm gương hoen ố, tấm gương không in một hình bóng, một khuôn mặt nào, ngoài tôi. Cầm lên lưỡi dao cạo, ép vào cổ tay, chỗ những sợi gân xanh xám nổi lên. Tôi nghĩ, chỉ cần nhấn mạnh sâu một chút, là xong. Xong hết. Tôi sẽ ngã xuống, một đống thịt xương v6 nghĩa. Nhiều người sẽ thở ra, mừng rỡ. Số khác, sẽ tội nghiệp, sẽ chua xót. Có người sẽ đặt hoa trên mộ tôi. Có người sẽ khóc. Tôi hy vọng thế. Những bó hoa sẽ tàn. Giọt lệ thôi chảy. Mọi người tiếp tục sống. Sáng, tiếp tục mặc quần áo đẹp. Tiếp tục đánh phấn. Tiếp tục thoa son. Tiếp tục cười cho tươi, nói năng cho dí dỏm, dễ thương... Nhiều lắm, cũng chỉ dăm tháng, nửa năm, mọi người sẽ quên. Họ phải sống đời họ. Tôi hiểu thế. Cách gì khác được? Đời sống mà. Nhiều đêm, tôi nghĩ đến một sợi dây thòng lọng. Tôi nghĩ đến cái chết của Tam Ích. Tôi rất thích cái chết của người nhà văn này. Ông treo một sợi dây thừng trên cao. Ông đứng lên một chồng sách mà, chính ông là tác giả. Ông chui đầu vào cái thòng lọng, đạp nhẹ, chồng sách đổ xuống. Ông chưng hửng, trên cao. Sức nặng trì kéo cái thòng lọng xiết lại rất nhanh. Sự dẫy dụa khiến cái thòng lọng xiết lại nhanh hơn nữa. Nhiều tuần trôi qua, tôi bị ám ảnh về cách chết này. Tôi nghĩ, tôi sẽ chết như thế. Văn chương, tác phẩm, suy nghĩ, nỗ lực sáng tạo, tất cả đều vô nghĩa, một khi đời sống, cạn tuyệt.

 

D-: Bạn ta, tôi những tưởng mình không thể vượt qua được đêm Giáng sinh trong ngôi nhà im lặng và ẩm mốc này. Những ngày trước 24, tôi lo sợ một đêm Giáng sinh kinh hoàng sẽ đến. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đến gần, tôi càng giống như một con thú mất máu. Để chuẩn bị, tôi đã đi mua thêm một hộp thuốc ngủ. Tôi sẽ đón Giáng sinh bằng năm viên Valium. Tôi sẽ lên giường, sẽ đóng cửa, rút dây điện thoại vào lúc chập tối. Cả nhà đi vắng. Bọn trẻ và bà cụ sẽ qua anh Q.. Tôi một mình trong căn nhà mênh mông, chỉ chọn lựa ấy, mới giúp tôi qua khỏi trận “panic” đêm Noel.

 

Bạn ta, vậy mà, bạn biết không, chín giờ tối, tôi lên giường. Giấc ngủ và cơn sốt dìm tôi sâu đáy vực. Trong bóng tối, tôi nằm mơ thấy mình bị một người đàn ông nào đó, bóp cổ. Tôi vùng vẫy. Tôi gào bạn, lạc giọng. Trong bóng đêm, tôi nghe được nhịp đập dồn dập của trái tim. Tỉnh dậy, tôi nhớ, bạn đang ở quá xa tôi. Bạn đã ở một phương trời khác. Bạn đã có cho bạn, một đời sống khác. Đời sống, đã biển đông. Và mỗi chúng ta, đã dạt trôi, một phía.

 

Tôi trở dậy, xuống bếp, tự rót lấy cho mình một ly nước lạnh. Ngồi vào chỗ ngồi cũ. Mở chiếc TV năm xưa. Dường như đó là đài số 2. Người ta đang chuẩn bị đại lễ Giáng sinh tại La Mã, Đức Giáo Hoàng John Paul đệ nhị chủ tế. Tôi biết, lúc này, hàng triệu triệu con người trên thế giới cùng hướng về Vatican để chờ đón giờ Chúa ra đời cách đây đã 1985 năm... Tôi tự hỏi, giờ này bạn đang làm gì? Bạn ở đâu?

 

Bạn ta, tôi ngồi như thế đến hai giờ sáng. Tôi ngồi như thế với lòng trống trải, quả tim đau quá khứ. Tôi ngồi như thế, một mình, giữa phòng khách. Tiếng nhạc, ồn ào của những căn nhà chung quanh vang tới. Tôi muốn khóc vì sự lẻ loi quá chừng đi, của mình.

 

Bạn ta, giờ này tôi hiểu, tôi rất hiểu, thế nào là bóng đêm. Sự im lặng và tiếng chân của chính tôi, lục bục trên mặt thảm. Bạn ta, tôi biết, lúc này, bao nhiêu triệu gia đình đang quây quần, đang hân hoan, rộn rã, thì, ở một xó góc lãng quên của thời gian, của trời đất, chỉ có một mình tôi. Trước sau gì, cũng chỉ một mình tôi.

 

Bạn ta, tôi ngồi như thế, khi buổi lễ trực tiếp truyền hình chấm dứt. Tôi ngồi đến hơn hai giờ sáng. Tâm hồn chĩu nặng, thân xác chĩu nặng, chỉ có máu huyết trong tôi còn chậm chạp chảy. Tôi đứng lên lúc hai giờ ba mươi. Mở tủ lạnh, tìm một lát bánh, nướng lên. Miếng bánh cháy khét. Khói tỏa mù mịt. Tôi cắn miếng bánh đầu tiên sau một ngày không ăn cơm. Vị khét đắng chạy trên lưỡi tôi. Tôi mang miếng bánh khét vào giường. Và nhắm mắt.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8341)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20706)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22778)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19610)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17920)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16788)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15986)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,