Nghe dậy từ tâm một ngón tay

08 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4427)
Nghe dậy từ tâm một ngón tay


Tôi trở dậy lúc tám giờ tối. Căn nhà im. Cái im lặng lênh láng của những triều nước dềnh lên từ một bãi bờ xa khuất. Đã lâu, tôi không còn bữa cơm chiều.

Hai tuần nay, khi sửa soạn để rời bỏ căn nhà, nơi tôi đã có gần mười năm sống với; các con tôi đã phải tự tìm lấy cho chúng một nơi chốn. Những căn phòng ấm áp, đầy ắp tiếng cười; nay, trơ trẽn phô những góc phòng tênh hênh rác rến. Cũng lâu, Nhím không còn đặt chân tới đây. Buổi sáng muộn, một mặt sân không dấu vết. Buổi trưa qua, lặng lẽ những tàng lá bơ ngả mầu huyết dụ. Tôi thường ngồi lại trong căn phòng, ngày xưa, phòng của các con tôi. Chương trình tivi xế chiều, không gì khác hơn, loạt phim hài hước. Tôi hay ngồi như thế, một mình, chờ bóng tối vây quanh. Chưa bao giờ như lúc này, tôi hiểu rõ, rất rõ. Thế nào là sự cô quạnh. Thế nào là nỗi âm u thăm thẳm chảy xiết một vực giếng. Những ngày không có Nhím, những ngày liên tiếp, Nhím dạt trôi về một góc trời kín lấp nào đó, tôi vẫn ra vào căn nhà đang võng xuống trong nỗi trống không quạnh quẽ của nó. Nhím không bao giờ hiểu được nỗi quay quắt của tôi. Nhím không bao giờ hiểu được, những cuối khuya, trở mình trên chiếc giường lòi ngoi những chiếc lò xo, tôi nghe xương mình chuyển động cùng sự dãn ra, co vào của những khung sắt. Những đêm một mình, nhìn ra bầu trời. Khoảng đen tối mịt mùng. Tôi đã bao lần tự hỏi, Nhím ở đâu? Ở đâu? Làm gì lúc này? Buổi tối Chủ Nhật, trở về từ một chỗ ngồi quen thuộc, chỗ ngồi lâu rồi, đã không bao giờ còn là hai; bước xuống chiếc xe xộc xệnh của Nam, tôi tra khóa vào ổ. Những tiếng sắt thép chạm nhau, như tiếng nghiến két két của đôi hàm răng xiết. Mưa nối liền trời đất. Cánh cửa mở. Những tấm nệm dựng sát bờ tường. Đống quần áo bung khỏi thùng giấy. Mùi ẩm lạnh bốc lên. Tôi chùn chân. Nỗi đơn lạnh, sự tẻ nhạt của đời sống, những tưởng đã quen, chợt biết: chẳng bao giờ người ta có thể quen được với sự tẻ nhạt. Nhớ những đêm trở về từ những con đường quen thuộc, Nhím rực rỡ như một bông thủy tiên, trắng ngất. Đôi môi cong, vầng trán rộng, chiếc mũi ngon như một thỏi son dậy mùi thơ dại... Nhớ những đêm trở về từ ngôi quán quen. Cầm lên bàn tay. Bàn tay có những ngón vun xới. Những ngón giận hờn. Ngón khổ lụy, Bàn tay Nhím. Bàn tay những đầu ngày, những cuối khuya lùa trong làn tóc rối. Nhớ những rét mướt thu mình trong ánh sáng những ngọn đèn cô độc... Tôi tự hỏi, Nhím ở đâu? Nàng đang ở đâu giờ này? Trí óc tôi đầy ắp hương thơm. Thân thể tôi đầy ắp thương nhớ. Chẳng bao giờ Nhím có thể hiểu được những đớn đau tôi, những dày xéo tôi, những khát khao tôi, lửa ngọn. Chẳng bao giờ Nhím hiểu được, với tôi, nàng chính là lẽ sống cuối cùng của một đời đã thừa, giông bão.

Đẩy cửa bước vào căn phòng cuối cùng còn lại. Căn phòng còn mang ít dấu vết của đời sống. Căn phòng của đợi chờ tận tuyệt. Mưa, nghe được từ mái cao. Những giọt đời thánh thót chảy. Ngồi xuống với trái tim bỏ lại giữa ghế bàn. Tôi nhủ tôi. Tôi nhủ tôi hãy khuất. Đời đã chẳng còn chi khi cuối cùng, một bàn tay cũng lạnh. Đời đã chẳng còn chi, khi cuối cùng, một bờ vai cũng thiếu. Nói gì một làn môi. Nhớ gì một mái tóc. Nhím, ngọn dao đời khắc nghiệt, đã chém. Vết thương đời, cuối kiếp, đã ngập. Ngồi xuống một góc giường, ngước nhìn đám quần áo treo lơ lững, ngó tới những bị rác xếp quanh. Tôi thấy, dường đời sống tôi, chỉ còn như một thừa thải. Tất cả đã tắt theo bước chân Nhím, về khuất bên kia, tiếng cười.

Bé con, những ngày mưa dầm dề vẫn còn chảy mãi trên đời sống ta, trên tâm hồn ta, trên trái tim ta héo quắt, đợi chờ. Bé con, có phải chúng ta đã thất lạc nhau; và em, đã bước ra rất xa khỏi đời ta, nắng cháy. Những ngày bão rớt. Những ngày mưa. Mưa, như những lời nguyền đuổi theo ta về tới chân trời mục rã. Bé con, đời sống ta còn gì, còn gì khi em khuất? Ôi nỗi dấu yêu mù lòa. Buổi chiều. Con đường. Trí nhớ. Nỗi lầm than và tiếng hát, đi qua. Cánh cửa đời ta, một đêm mở ra, nỗi chết chập chờn và, âm u dềnh lên từ những tấc thịt da ôi, nẻ. Bé con, yêu dấu, bờ bãi cuối cùng, vầng trăng thứ nhất. Giữa đêm ta, ngọn đèn ai, sắp tắt. Giữa đêm ta, bước chân nào không còn tới nữa. Thì ngày mai, cũng chỉ là rớt bão, mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,